+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Bảo dưỡng phanh công nghệ cao: tất cả vì sự an toàn của chính bạn

Cập nhật: 15:18 31/10/2017

Chúng ta thường quan tâm xem xe của mình có chạy khỏe và nhanh, nhưng rất ít người quan tâm tới việc liệu nó có thể dừng lại an toàn hay không?

Nếu động cơ xe bạn gặp trục trặc, đơn giản là bạn sẽ không thể tiếp tục hành trình. Nhưng nếu hệ thống phanh xe bạn gặp trục trặc, điều đó có nghĩa là bạn đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và nguy cơ xảy ra tai nạn là điều khó tránh. Tuy nhiên, đa số người sử dụng xe ở Việt Nam thường có xu hướng rất chăm chỉ thay dầu máy để bảo vệ động cơ nhưng lại hiếm khi kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh định kì. Hệ quả là xe bạn sẽ có khả năng gặp phải những trục trặc về hệ thống phanh mà bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường cho đến khi “bệnh nặng phát tác”.

Với điều kiện đường xá và thời tiết nhiệt đới ẩm ở Việt Nam, hệ thống phanh

sẽ rất nhanh bị hư hại sau một thời gian sử dụng xe

Những rắc rối thường gặp từ hệ thống phanh

- Khi phanh phát ra tiếng kêu ken két: nguyên nhân là má phanh đã mòn, tiếng kêu mà bạn nghe được chính là do thanh kim loại cảnh báo phanh mòn tạo ra.

- Xe bị rung mạnh và phát ra tiếng ồn khi phanh: Đây là hiện tượng thường gặp nhất đối với hệ thống phanh. Ngoài việc gây khó chịu cho người lái khi đạp phanh, hiện tượng này còn gây suy giảm hiệu quả phanh, điển hình là quãng đường phanh sẽ dài hơn so với tiêu chuẩn thông thường, gây mất an toàn trong các tình huống khẩn cấp. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do hiện tượng tiếp xúc không đồng đều giữa má phanh và mặt đĩa, má phanh mòn không đều, bánh xe không cân, đĩa phanh bị vênh hoặc bề mặt đĩa phanh không phẳng.

- Phanh đột ngột mất độ bám trong khoảng thời gian ngắn, cảm giác đạp phanh bị bì, không ăn: Đây là hiện tượng nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng lớn tới sự an toàn của xe mà chúng ta thường gọi chung là mất phanh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do áp lực dầu trong hệ thống bị suy giảm đột ngột do rò rỉ hay thất thoát dầu phanh. Hệ thống phanh bị quá nhiệt gây ra hiện tượng sôi dầu gây mất hiệu quả phanh.

Các "vật thể lạ" xen vào giữa má phanh và đĩa phanh đã làm cho

bề mặt đĩa phanh biến dạng đáng kể.

Cách khắc phục:

Về mặt lí thuyết, hệ thống phanh xe hơi hoạt động dựa trên nguyên tắc tạo ra lực ma sát tức thời giữa má phanh (bộ phận không quay) với đĩa phanh (hoặc trống phanh) quay cùng chuyển động của bánh xe. Do đó, hệ thống phanh hoạt động hiệu quả nhất khi bề mặt tiếp xúc của má phanh với đĩa phanh đạt diện tích tối đa.

Khi bề mặt đĩa panh không phẳng, diện tích tiếp xúc phanh sẽ bị giảm đi đáng kể

Đưa xe tới các garage để kiểm tra và bảo dưỡng định kì hệ thống phanh là cách tốt nhất để đảm bảo độ bền cho phanh cũng như an toàn cho xe

Việc kiểm tra bảo dưỡng phanh định kì hoặc trước các chuyến đi xa là thực sự cần thiết, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự an toàn của chính bạn. Chuyên mục tư vấn khuyên bạn nên thực hiện các bước kiểm tra và bảo dưỡng phanh như sau:

- Kiểm tra mức dầu phanh trong bình dầu, bổ sung dầu nếu vơi hoặc thay dầu mới nếu xe bạn đã vận hành trên 30 ngàn km. Kiểm tra đường ống dẫn dầu để phát hiện các hư hỏng của ống nếu có.

- Kiểm tra độ hao mòn của má phanh, vệ sinh má hoặc xoa phẳng lại má phanh. Nếu má đã mòn quá nửa, tốt nhất nên thay má mới.

- Kiểm tra đĩa phanh. Khác với má phanh là vật tư hao mòn có thể dễ dàng thay thế nếu thấy có vấn đề, đĩa phanh là bộ phận được gắn chặt với bánh xe và hầu như sẽ hoạt động theo suốt tuổi đời của xe. Tuy nhiên, đĩa phanh lại chính là nguyên nhân gây ra tình trạng phanh kém hiệu quả, phanh bị “lì” hay rung và ồn khi phanh. Nguyên nhân là trong quá trình vận hành, đĩa phanh phải chịu rất nhiều tác động của ngoại vật gây biến dạng bề mặt như cát, đá, nước mưa, nhựa đường… tạo nên các đường ray lồi lõm trên mặt đĩa. Cách khắc phục hiệu quả nhất là láng lại đĩa phanh, trả lại bề mặt phẳng như ban đầu. Trước đây, các garage thường láng lại đĩa phanh bằng cách tháo ra láng trên máy tiện, cách này có nhược điểm là tuy bề mặt đĩa phẳng nhưng 2 mặt có thể không song song với nhau cũng như các mặt đĩa không vuông góc với trục. Điều này dẫn đến việc má phanh sẽ tiếp xúc không đồng đều trên mặt đĩa và hiện tượng rung giật khi phanh vẫn còn.

Hiện nay tại một số trung tâm chăm sóc lốp xe đã sử dụng máy láng đĩa phanh của Hunter, giải quyết hiệu quả vấn đề bề mặt má phanh đĩa. Không phải tháo đĩa phanh, máy Hunter thực hiện việc láng đĩa phanh cùng lúc ở cả 2 mặt, đảm bảo đồng trục với trục bánh xe (chuyên mục Tư vấn đã có bài viết chi tiết về quy trình Láng đĩa phanh trên máy Hunter ).

- Công việc sau cùng là kiểm tra quãng đường phanh và hệ thống trợ lực phanh khi đi thử, đồng thời nghe ngóng những phản hồi từ hệ thống phanh lên xe.

Một chiếc xe an toàn là một chiếc xe mà bạn luôn có thể kiểm soát được việc đi hay dừng của nó. Chăm sóc xe đúng cách và khoa học là phương án tốt nhất để bạn luôn có những chuyến đi an toàn và hiệu quả.

Để hiểu thêm về quy trình láng đĩa panh trên máy Hunter, chuyên mục Tư vấn xin cung cấp tới bạn đọc một số hình ảnh về quy trình trên được thực hiện tại Trung tâm Chăm sóc lốp xe chuyên nghiệp Tirefun:

Ngay khi đưa xe vào xưởng, các kĩ thuật viên sẽ cho xe lên cầu nâng

để tháo bánh và kiểm tra toàn bộ hệ thống phanh.

Với các trung tâm sử dụng thiết bị của hãng Hunter, các kĩ thuật viên sẽ được

đào tạo và đảm bảo thực hiện quy trình chăm sóc theo đúng chuẩn.

Thiết bị láng đĩa phanh tự động Hunter sẽ được đưa tới vị trí từng

bánh xe để xử lí đĩa phanh mà không cần phải tháo rời đĩa phanh ra như trước đây.

Chỉ duy nhất cụm ngàm phanh được tháo ra và treo trên giảm xóc để gia công đĩa phanh.

Một chiếc bát kim loại lớn sẽ được bắt chặt vào

trục bánh xe để định vị góc tiếp xúc của máy.

Sau đó, máy láng mặt đĩa sẽ được đưa vào khớp với trục bánh xe.

Điểm quan trọng nhất của việc láng đĩa phanh là

hệ thống trục máy phải đảm bảo vuông góc với mặt đĩa phanh.

Khi góc tiếp xúc chưa vuông, đèn Ready sẽ không bật sáng, máy sẽ chưa thể hoạt động.

Các kĩ thuật viên sẽ tinh chỉnh máy cho tới khi đảm bảo chuẩn vuông góc.

ngay khi đèn ready bật sáng báo hiệu trục máy đã đồng trục

hoàn toàn với trục bánh xe, máy sẽ bắt đầu hoạt động.

Máy láng đĩa tự động sẽ quay đĩa phanh với tốc độ 180 - 200 vòng/phút.

Thiết bị láng đĩa phanh là một cụng lưỡi dao đôi, cùng lúc đưa

vào đĩa phanh, gọt một lớp cực mỏng...

... giúp loại bỏ hoàn toàn bề mặt gồ ghề hay xẻ rãnh của đĩa phanh

Với việc thiết kế lưỡi đôi thao tác đồng thời, đĩa phanh sẽ đảm bảo được độ

song song của 2 mặt cũng như không chế được độ dày mỏng của lớp cắt.

Bề mặt đĩa phanh trước và sau khi thực hiện quy trình láng đĩa phanh tự động trên máy Hunter.

Theo OtoFun News

Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng