+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Cách phòng tránh những chiêu thức 'bẫy' khách mua ô tô trả góp của ngân hàng

Cập nhật: 17:07 21/12/2022
Quy trình vay mua ô tô trả góp hiện nay đã đơn giản hóa rất nhiều so với trước kia. Tuy nhiên, người vay vẫn không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng khi một số ngân sử dụng chiêu thức để khách rơi vào bẫy.
 
Vay mua ô tô trả góp là hình thức phổ biến hiện nay và được xem là một phương án tốt dành cho những người đang cần sử dụng đòn bẩy tài tính để sớm hoàn thành kế hoạch của mình. Thế nhưng, bên cạnh những ưu điểm thì vay mua xe trả góp cũng tồn tại nhiều nhược điểm song song.
 
Dù xác định vay trả góp đồng nghĩa với việc mua xe với giá cao hơn giá niêm yết do phải gánh thêm chi phí vay và lãi suất ngân hàng nhưng không phải ai cũng có một hành trình suôn sẻ. Không ít người vay mua xe trả góp cảm thấy bất bình vì những chiêu thức ép khách từ phía ngân hàng.
 
 
1. Giảm mức giải ngân đột ngột
 
Hiện nay các ngân hàng đều công bố mức vay tối đa là 70 - 80% giá trị xe ô tô mới và tối đa khoảng 75% giá trị còn lại của xe ô tô cũ. Tuy nhiên, khi đã lựa chọn được mẫu xe ưng ý và bắt đầu hoàn thiện hồ sơ vay mua xe trả góp thì người vay mới té ngửa khi mức giải ngân thực tế thấp hơn cả mong đợi.
 
Cách phòng tránh những chiêu thức "bẫy" khách mua ô tô trả góp của ngân hàng
 
Dù đã được nhân viên tư vấn giới thiệu kỹ càng về gói vay và từng phương án khác nhau về số tiền cần vay và lịch trả nợ. Những sau mỗi lần nhân viên ngân hàng "đẩy lên" sếp duyệt thì số tiền cần vay đều bị co lại.
 
Chẳng hạn như trường hợp của anh Hóa - người mới mua chiếc xe Toyota Corolla Altis 1.8HEV (Trắng ngọc trai) giá 868 triệu đồng. Anh tính trả trước 468 triệu đồng, 400 triệu còn lại sẽ trả góp vì muốn giữ lại tiền làm vốn kinh doanh.
 
Sau khi hoàn thiện hồ sơ với đầy hy vọng bởi nhân viên tư vấn còn nói hồ sơ của anh "rất đẹp", khoản vay của anh bị hạ dần từ 400 triệu dự định vay ban đầu xuống còn 350 triệu và cuối cùng ngân hàng chốt ở mức 280 triệu đồng.
 
Rất may vẫn có khoản dự phòng nên anh tháo gỡ được sự phát sinh không mong muốn này, một số trường hợp không có sự chuẩn bị hoặc không dồi dào về tiền mặt sẽ thấy đây là một thử thách "hóc búa" mà ngân hàng tạo ra. Việc quay ra đổi ngân hàng tốn thêm thời gian công sức bởi quá trình hoàn thiện hồ sơ nhanh cũng phải mất gần 1 tháng.
 
2. Ép khách mua bảo hiểm
 
 
Ngân hàng thường dùng chiêu "giải ngân kèm bảo hiểm".
 
Giới kinh doanh ô tô thường áp dụng chiêu "bán xe kèm phụ kiện", còn ngân hàng thường dùng chiêu "giải ngân kèm bảo hiểm". Tức là khi khách hàng đã hoàn thiện thủ tục vay, chỉ chờ ngày giải ngân thì ngân hàng gợi ý mua bảo hiểm. Nếu khách đồng ý phương án này sẽ được giải ngân sớm, ngược lại phải chờ vô thời hạn. Tâm lý người mua ô tô là không ai muốn "lỡ việc", đã trót phóng lao phải theo lao.
 
Thông thường, sau khi người vay nộp đăng ký gốc và chờ ngân hàng giải ngân phần được vay cho đại lý, nhân viên ngân hàng mới thông báo điều kiện giải ngân sớm là mua thêm gói bảo hiểm từ ngân hàng. Giá trị gói bảo hiểm cao hay thấp tùy thuộc vào khoản tiền mà người vay đã được duyệt, thương là có giá trị 1 - 3% giá trị khoản vay.
 
Để tránh rơi vào tình trạng trên, trước khi chọn ngân hàng để hợp tác, bạn nên chuẩn bị một khoản tiền dự phòng khi ngân hàng cho vay "thiếu" và chủ động hỏi rõ xem khoản vay có buộc phải mua bảo hiểm không hoặc tham khảo những người đã vay mua xe tại ngân hàng đó trước khi quyết định làm hồ sơ, tránh việc tốn thời gian khi phải "quay xe" tìm đến ngân hàng khác do bức xúc.
 
Theo oto
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng