+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Cách xử lý khẩn cấp khi xe bị kẹt chân côn

Cập nhật: 19:07 20/07/2023
Trong quá trình điều khiển xe không tránh khỏi việc xảy ra các sự cố bất ngờ, trong đó với xe số sàn, nếu chạy thời gian dài có thể bị kẹt chân côn.
 
Dấu hiệu của việc xe bị kẹt chân côn là đạp rất nặng và không nhả được bàn đạp, gây nguy hiểm cho quá trình lưu thông. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách xử lý nhanh nhất việc xe bị kẹt chân côn mà tài xế nên biết.
 
Nguyên nhân làm xe bị kẹt chân côn
 
Xe bị kẹt chân côn là một hiện tượng không hiếm gặp. Dấu hiệu là khi xe bắt đầu nóng máy hoặc chạy trong một thời gian dài thì có hiện tượng khó đạp hoặc không thể đạp được chân côn hoặc côn trả chậm.
 
Trong tình huống này, tài xế phải để máy nguội từ khoảng 30 phút hoặc đến lúc nguội hẳn thì chân côn mới về lại bình thường và hoạt động như ban đầu.
 
 
Giảm số xe khi xe bị kẹt chân côn. (Ảnh minh hoạ).
 
Nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt chân côn trên ô tô rất đa dạng. Trong đó, một số nguyên nhân thường gặp nhất gồm:
 
Do mắc thảm trải sàn
 
Do sự mài mòn lá côn, bánh đà, mâm ép
 
Do phần cần nối trong cơ cấu dẫn động bàn đạp bị cong vênh.
 
Do phần cần đẩy của xilanh chính hay xilanh con bị cong vênh.
 
Cách xử lý khẩn cấp
 
Để xử lý tình trạng xe bị kẹt chân côn, trước tiên cần kiểm tra xem có bị mắc thảm trải sàn hay không. Nếu không thì có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
 
Khởi động lại xe
 
Khởi động lại xe khi đang bị kẹt chân côn có công dụng đưa chân côn về lại vị trí ban đầu. Có 3 cách để khởi động xe như sau:
 
Cách 1: Sử dụng cho những dòng xe cũ mà không cần chạm chân côn khi khởi động trong trường hợp đã cài số. Phương thức thực hiện rất đơn giản, người lái chỉ cần vặn chìa khoá, cho nổ lại máy. Khi nổ máy có thể xe sẽ bị giật vì số đang được cài sẵn. Do đó, khi xe bắt đầu di chuyển nên đạp ga nhẹ nhàng, từ từ để tránh bị giật mạnh.
 
 
Khởi động lại máy là một trong những cách xử lý khi xe bị kẹt chân côn. (Ảnh minh họa).
 
Cách 2: Các dòng xe đời mới hiện nay hầu như sẽ được trang bị công tắc điện ở phần chân côn và công tắc chỉ đóng khi người lái đạp vào chân côn đó. Nếu xe bị kẹt chân côn mà muốn khởi động lại, tài xế cần giữ nguyên chân đạp côn để đóng công tắc và thao tác khởi động lại ô tô.
 
Cách 3: Nếu xe bị kẹt chân côn khi chưa vào số, người lái có thể khởi động lại và ép xe về số 1 để tăng tốc. Theo nguyên lý thông thường, lực ép tạo ra lực ma sát, lúc này bánh răng sẽ được đồng bộ với bánh đang quay và xe có thể từ từ chuyển động được.
 
Khi xe bắt đầu di chuyển và đạt đến tốc độ yêu cầu của số 1 thì số sẽ trượt và xe chạy lại được bình thường. Tuy nhiên, khi khởi động bằng phương pháp này, sự đồng bộ sẽ dễ bị phá hỏng do động cơ phải chịu một lực ép đáng kể. Do đó, chỉ trong trường hợp khẩn cấp, người lái mới nên sử dụng.
 
Cách lên số
 
Nếu xe bị kẹt chân côn khi đang di chuyển ở số 1 mà không muốn khởi động lại, tài xế có thể nhấn mạnh ga và nhả ngay ra sau đó. Kế tiếp là chuyển cần số về 0 và đẩy lên số 2 một cách nhẹ nhàng. Đến khi vận tốc của xe đạt đến yêu cầu của số 2 thì cần số sẽ tự động trượt rãnh về số 2 là gỡ mắc kẹt chân côn. Nếu muốn lên các số cao hơn, tài xế có thể thao tác tương tự.
 
Cách giảm số
 
Cách giảm số khi xe đang di chuyển mà bị kẹt chân côn sẽ được thực hiện ngược lại với cách lên số như trên. Phương pháp thực hiện là tài xế giữ xe chạy với tốc độ ổn định và kéo cần về số 0. Sau đó sẽ tăng tốc dần và cùng lúc đẩy cần về số thấp hơn. Khi vận tốc chạy đạt yêu cầu với số chạy thì cần số sẽ tự động trượt về rãnh.
 
Cách dừng xe khi bị kẹt chân côn
 
Nếu kẹt chân côn mà chưa biết xử lý nhanh thì người lái có thể dừng hẳn xe lại. Khi đó, người lái cần thao tác giảm dần ga cho đến khi xe dừng và đưa cần số về 0. Khi dừng cần đạp phanh và chú ý giữ phanh vì xe khi này đã không còn bị hãm bởi động cơ. Việc chuyển số về 0 sẽ giúp người lái kiểm soát được tốc độ bằng phanh dễ dàng hơn và không gây áp lực lên phanh.
 
Lưu ý cần biết khi xe bị kẹt chân côn
 
Những cách xử lý trên khi xe bị kẹt chân côn chỉ là nhất thời và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thống vận hành của xe. Đồng thời, chúng cũng khiến việc giảm tốc độ xe trở nên khó khăn, tiềm ẩn rủi ro cao. Do đó, tốt nhất khi phát hiện chân côn bị kẹt đó là người lái cần dừng xe và kêu gọi sự trợ giúp.
 
Theo autopro
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng