Đăng kiểm ô tô là quy trình cần thiết đối với mọi chiếc xe, theo quy định, ô tô từ 4 đến 9 chỗ phải đăng kiểm 18 tháng/lần đối với xe sản xuất dưới 7 năm, với xe có tuổi thọ từ 7 đến 12 năm là 12 tháng và trên 12 tháng sẽ có chu kỳ 6 tháng/lần.
Đăng kiểm xe ô tô là quá trình cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng xe xem có đạt tiêu chuẩn hay không. Tiêu chuẩn ở đây bao gồm: an toàn kỹ thuật như thắng, lái và mức độ bảo vệ môi trường. Nếu xe đạt yêu cầu sẽ được cấp (giành cho xe mới đi đăng kiểm lần đầu) hoặc gia hạn cho phép xe ô tô được lưu thông trên đường. Trong trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, chủ xe cần sửa chữa đến khi đạt mới được cấp giấy.
Quy trình kiểm định ôtô chia làm 5 công đoạn gồm: kiểm tra tổng quát xe; kiểm tra phần trên của xe; kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe; kiểm tra tiêu chuẩn môi trường (khí xả); kiểm tra phần dưới của xe. Mỗi công đoạn được chia ra nhiều hạng mục nhỏ để kiểm tra, tổng cộng có khoảng 56 hạng mục (các loại xe khác nhau có số hạng mục kiểm tra khác nhau). Chủ xe có thể tự kiểm định một số hạng mục cần thiết trên chiếc xe của mình để tiết kiệm thời gian và đảm bảo quá trình đăng kiểm diễn ra thuận lợi.
Hãy chú ý lau sạch biển số và giữ vẻ ngoài của chiếc xe sạch sẽ nhất có thể để thuận lợi qua công đoạn nhận dạng. Bên cạnh đó, tài xế không quên lau sạch cả khoang nội thất bên trong xe như dưới nắp capô (bộ phận nước rửa kính, nước làm mát động cơ, dầu phanh...), số khung xe hay số máy.
Đăng kiểm một chiếc xe, đồng nghĩa với việc chiếc xe đó được kiểm tra toàn diện. Vì thế, ngoài những chi tiết quan trọng trên xe tài xế còn phải lưu ý kiểm tra mức nước của các dung dịch trên xe như nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, dầu trợ lực lái,… Nếu có vấn đề cần phải lập tức được bổ sung hoặc thay thế.
Kiểm tra phần gạt nước và phần phun nước xem có dấu hiệu gì bất thường không, hãy sử dụng thử để xem tình trạng hoạt động của nó.
Sử dụng dụng cụ đo áp suất lốp để căn chỉnh và tạo mức áp suất lốp phù hợp, không quên kiểm tra kỹ bánh xe, đảm bảo bánh xe không có dấu hiệu lệch. Bên cạnh đó hãy kiểm tra xem đèn xe có vấn đề gì hay không.
Ở công đoạn kiểm tra thân xe, tài xế hãy đảm bảo rằng các bộ phận như phanh tay, gạt nước, phun nước, còi xe, dây đai an toàn, khóa cửa tay mở, chốt cửa... luôn làm việc trơn tru. Đặc biệt, quan trọng nhất, hãy chắc chắn rằng tất cả các đèn báo trên bảng táp lô đều không sáng hay báo lỗi bất thường nào.
Bên cạnh đó, người dùng nên chú ý tránh dịp lễ tết hoặc đầu tuần do lượng xe đăng kiểm thường đông hơn mức bình thường, ngoài ra, tài xế cần đảm bảonên đảm bảo mình đã mang đầy đủ giấy tờ cần thiết như sổ đăng kiểm, giấy đăng ký xe, chứng minh nhân dân (cmnd), giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự hay biên lai phí cầu đường.
Theo Cafeauto