Khi xe xuất hiện tín hiệu đèn này, tài xế ô tô cần phải đưa xe đi kiểm tra hệ thống ắc quy, hệ thống máy phát tránh trường hợp xe gặp sự cố khi đang di chuyển.
Khi biểu tượng đèn ắc quy trên bảng táp lô sáng đỏ cảnh báo cho tài xế biết xe đang gặp các sự cố ở hệ thống ắc quy, hệ thống máy phát. Với những lỗi này, tài xế cần mang đi sửa chữa ngay lập tức vì những sự cố này có thể khiến xe không thể nổ máy được.
Kí hiệu hiện trên bảng táp lô ô tô số 32.
Theo kỹ thuật viên Phạm Văn Trí (gara ô tô Quốc Bình, Nam Định), đối với ắc quy, ắc quy có lỗi hết điện dẫn đến đến không đề nổ máy được. Bên cạnh đó lỗi của ắc quy còn là gặp nóng và thoát khí nhiều, các cực bị mòn, dung lượng thấp. Trong trường hợp ắc-quy hỏng không nạp điện được, cần phải thay ngay và không sửa chữa.
Các dấu hiệu có thể nhận biết ắc quy xe yếu đi có thể sẽ khiến còi xe yếu và âm thanh bị nhỏ, rè, xi-nhan xe yếu đi, không sáng rõ. Ngoài ra, có thể quan sát đèn pha khi lái xe buổi tối. Khi đèn pha tối đi rõ rệt mỗi khi bật chứng tỏ ắc quy xe của bạn đang gặp vấn đề về điện. Nên thực hiện kiểm tra định kỳ theo khuyến cáo để phát hiện sớm những sự cố.
Tiền Phong Auto cho hay, khi xe cần bật đèn pha, nghe nhạc, điều hòa… máy phát điện sẽ phải làm việc tăng công suất để duy trì điện áp, nếu máy trục trặc sẽ khiến điện áp cao hoặc thấp hơn yêu cầu thiết lập gây nên tình trạng đèn cảnh báo sáng. Ngoài ra, khi bạn đang đi trời tối, bật đèn pha, gặp mưa bạn kích hoạt hệ thống cần gạt nước cũng sẽ khiến đèn này sáng, khi tắt, đèn cũng tắt theo.
Khi máy phát điện trên xe ô tô trục trặc sẽ gặp hiện tượng đèn pha của xe bỗng mờ đi trông thấy hoặc đôi khi sáng rực lên, công tơ mét bị ngừng và các hệ thống sử dụng năng lượng từ nguồn máy phát điện hoạt động chậm hơn… Điều này có thể liên quan đến máy phát điện, nhất là với những máy phát đã có tuổi thọ lâu năm.
Nếu như thấy tiếng động lạ dưới mui xe sau đó là máy phát điện bị hỏng thì có thể dây đai xoắn và buly trục khuỷu của máy phát bị mòn, nghiêng. Lúc này sẽ làm lực ma sát lớn hơn trên dây đai khiến dây đai bị cháy tạo mùi khét, cũng như khiến roto và stato nhận quá nhiều năng lượng và làm máy phát nóng hơn dễ hỏng hơn. Tiếng động cũng như mùi trên xe liên quan đến hệ thống máy phát điện còn do dây curoa bị mòn, trờn, nhão và đứt.
Ngoài các dấu hiệu cơ bản trên, hệ thống máy phát điện trên xe ô tô nghi ngờ bị hỏng còn liên quan đến việc hỏng pin (ắc quy), khiến xe chết máy sớm. Hay mất kết nối nguồn điện trên xe hoặc 1 bộ phận trên xe, tuy nhiên cũng có thể do dây kết nối bị đứt.
Theo VietQ