Với chất lượng đường sá chưa tốt ở Việt Nam và còn xuất hiện nhiều ổ gà hay chướng ngại vật thì việc mâm (vành) xe ô tô bị móp méo hay thậm chí là bể là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy thì mâm bằng thép hay hợp kim sẽ có độ cứng cao hơn.
Tuy vậy, bộ mâm thép và hợp kim trong đoạn clip thí nghiệm dưới đây không đại diện cho tất cả, vì thép và hợp kim đều có công thức luyện hay pha trộn khác nhau tuỳ theo từng nhà sản xuất.
Khi chịu tác động của máy ép thuỷ lực mâm hợp kim sẽ bể thành từng mảnh còn mâm thép chỉ bị uốn cong. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của bộ mâm hợp kim là 23 tấn và mâm thép là 10 tấn. Về mặt kinh tế, nếu bị uốn cong ở mức độ nhất định thì mâm thép có thể sửa chữa và tái sử dụng, trong khi mâm hợp kim thì phải thay mới.
Nhưng mâm hợp kim có độ chịu lực lớn hơn nên sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, còn mâm thép dễ bị cong vênh. Trong trường hợp xảy ra va chạm lớn thì cả hai loại mâm đều phải thay mới. Và đương nhiên mâm thép thay mới của mâm thép sẽ rẻ hơn mâm hợp kim.
Tương tự, trong thử nghiệm ép ngang thì mâm hợp kim cũng vỡ thành từng mảnh và mâm thép bị cũng chỉ bị uốn cong. Có thể kết luận, nếu bạn cần một chiếc xe tiết kiệm và kinh tế nhất có thể thì nên chọn mâm thép, mâm hợp kim cứng và thiết kế đẹp hơn sẽ phù hợp cho việc sử dụng cá nhân.
Theo danhgiaxe