Tài xế quên đổ thêm nước làm mát, sự thiếu hụt này đã khiến cho hệ thống làm mát không phát huy hiệu quả của mình, nhưng đổ nước thường liệu có hiệu quả?
Có ý kiến cho rằng có thể đổ ngay nước lạnh để giảm nhiệt độ cấp tốc, nhưng đó là một hành động cực kỳ sai lầm.
Điều gì sẽ xảy ra nếu sử dụng nước thay vì chất làm mát?
Trong phần lớn các trường hợp, việc đổ đầy nước vào hệ thống làm mát của xe là hoàn toàn an toàn trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, trước khi làm như vậy, điều quan trọng phải hiểu rằng: nước không có tác dụng bảo vệ chống đông và cũng sôi ở nhiệt độ thấp hơn chất chống đông.
Vì thế, nước chỉ là một sản phẩm thay thế tạm thời cho chất làm mát. Hệ thống làm mát của xe cần phải được đổ đầy lại bằng chất làm mát thích hợp ngay sau khi tới nơi có bán. Nếu không sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề rắc rối sau này.
Nước lưu trữ trong hệ thống làm mát quá lâu có thể dẫn tới ăn mòn hệ thống làm mát của xe. Sự ăn mòn này càng ngày càng trầm trọng hơn, thậm chí không thể giải quyết triệt để hiện tượng quá nhiệt, vì các hạt khoáng chất trong nước sẽ làm tắc nghẽn các đường dẫn làm mát và hạn chế chức năng của bộ tản nhiệt.
Khi một chu kỳ ăn mòn bắt đầu, nó sẽ khó có thể dừng lại, dẫn đến các vấn đề quá nhiệt kéo dài và hư tổn chiếc xe nặng nề. Nước cũng nên được xả ra khỏi động cơ trước khi thời tiết lạnh bắt đầu, vì nước không có tác dụng bảo vệ khi bị đóng băng. Khi đóng băng nó sẽ nở ra chiếm một thể tích lớn hơn trạng thái lỏng.
Rất nhiều trường hợp sử dụng nước thường để làm mát động cơ và bị ảnh hưởng bởi sự giãn nở, khiến cho các khối động cơ và đầu xi lanh bị nứt hoặc vỡ do chịu sự áp lực quá lớn. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với bộ tản nhiệt của xe.
Loại nước làm mát có quan trọng không?
Cùng là nước làm mát, nhưng sử dụng với xe nào, sử dụng ra sao thì không phải tài xế nào cũng nắm rõ. Nước làm mát có nhiều loại và mục đích sử dụng của chúng cũng khác nhau. Không nên nghĩ nước làm mát đổ cho xe nào cũng được.
Quan trọng nhất là hạn chế việc sử dụng nước máy thông thường cho mục đích làm mát. Nước máy có nhiều khoáng chất là chất xúc tác cho sự ăn mòn. Do đó, việc sử dụng nước máy trong hệ thống làm mát của động cơ có thể dẫn đến việc tích tụ nhanh cặn bẩn khiến xe bị quá nhiệt.
Một chiếc ô tô sẽ quá nóng khi chỉ có nước trong bộ tản nhiệt?
Mặc dù nước tương đối quan trọng trong việc giữ mát động cơ, nhưng nó có nhiệt độ sôi thấp hơn một chút so với nước làm mát. Nước sôi ở nhiệt độ 100°C, trong khi chất làm mát là 111°C.
Sự khác biệt này tuy nhỏ, nhưng nó đủ đáng kể để làm chất làm mát hiệu quả hơn nhiều trong việc ngăn ngừa sôi hơn so với nước thông thường. Do đó, việc chỉ sử dụng nước trong hệ thống làm mát của xe sẽ khiến động cơ dễ bị quá nhiệt trong những điều kiện vận hành khắc nghiệt.
Việc tản nhiệt kém hiệu quả như vậy có thể không rõ ràng ở tốc độ thấp, nhưng tài xế vẫn nên chú ý đến thực tế là động cơ không được bảo vệ đúng cách thì sẽ gây nên những hư hại nghiêm trọng.
Có nên đổ nước vào động cơ để làm mát không?
Khi động cơ quá nhiệt, đa số tài xế đều cố gắng cung cấp thêm lượng nước còn thiếu bằng bất kỳ sản phẩm nào sẵn có. Tuy nhiên, điều này có thể gây hại nhiều hơn lợi. Đổ nước lạnh vào động cơ quá nóng là một ví dụ điển hình.
Lý giải điều này khá đơn giản, kim loại tạo nên khối động cơ và đầu xi lanh, khi bị nung nóng sẽ nở ra. Khi nguội nó sẽ co lại trạng thái bình thường. Việc làm nóng hoặc nguội nhanh có thể khiến bề mặt kim loại bị nứt ở một hoặc nhiều chỗ.
Đổ nước lạnh vào động cơ quá nóng là nguyên nhân hàng đầu gây nên thiệt hại liên quan đến sốc nhiệt. Việc làm mát đột ngột do đổ nước vào động cơ khiến cho nó và đầu xi lanh nhanh chóng co lại.
Nếu việc này xảy ra thường xuyên, sẽ dẫn đến sự hình thành của một hoặc nhiều vết nứt trong các thành phần cấu trúc quan trọng của động cơ. Những hư hỏng thuộc loại này có thể khá tốn kém tiền sửa chữa, thậm chí có thể vượt qua giá trị tổng thể của bản thân một chiếc xe.
Cách đổ chất làm mát an toàn trong bộ tản nhiệt bằng nước
Mặc dù nước có thể được sử dụng để làm mát hệ thống làm mát của xe trong trường hợp khẩn cấp, nhưng cần thực hiện một số bước đặc biệt trước khi làm nhiệm vụ đó. Các bước chăm sóc và bảo dưỡng ô tô dưới đây sẽ giúp tài xế bổ sung nước vào bộ tản nhiệt của động cơ một cách an toàn
Chờ động cơ nguội: Không bao giờ được thêm nước vao động cơ đang nóng. Nên để động cơ nguội bằng nhiệt độ xung quanh, trước khi khởi động hệ thống.
- Mở nắp: Khi động cơ đã nguội, hãy tháo nắp bình chứa nước làm mát, nó thường nằm ở bên trên bể tản nhiệt. Nên mở một cách từ từ để tránh áp suất thay đổi làm bỏng tay.
- Thêm nước: Đổ từ từ nước làm mát vào bể chứa, áp suất sẽ đẩy không khí nóng đang tồn tại bên trong ra ngoài. Đổ đến khi chạm vạch đầy (H).
- Chờ một lúc: Với lượng nước được bổ sung, không khí trong bể làm mát sẽ được đốt nóng, tạo ra bóng khí được đẩy lên trên bên trong.
- Chú ý thông báo: Khi lái xe nên theo dõi đồng hồ đo nhiệt độ của xe để xác định các dấu hiệu quá nhiệt sớm. Việc xác định được nguyên nhân của việc rò rỉ chất làm mát cũng nên được ưu tiên.
Sau khi tất cả các bước sửa chữa đã được thực hiện, nước phải được xả khỏi hệ thống và bổ sung chất làm mát thích hợp. Tham khảo thêm sách hướng dẫn sử dụng để xác định loại chất làm mát phù hợp với chiếc xe đang sở hữu.
Theo oto