+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Ưu điểm và nhược điểm của xe bán tải (Pickup)

Cập nhật: 17:02 19/06/2017

Xe bán tải (Pickup) tại Việt Nam ngày càng được ưu chuộng, minh chứng xe bán tải Ranger luôn đứng trong top 10 xe bán chạy nhất tại Việt Nam.

 

Tốc độ tăng trưởng luôn đạt kỷ lục qua từng quý, các xe bán tải điển hình như Ford Ranger, Mazda BT-50, Toyota Hilux, Mitsubishi Triton, Nissan NP300 Navara,... Xe bán tải với nhiều ưu thế về tiện nghi được sánh ngang với các xe sedan truyền thống, đáp ứng được các nhu cầu người dùng mà dòng sedan không thể đáp ứng như việc băng rừng, lội suối, đường gồ ghề, sỏi đá,... khá dễ dàng. An toàn cũng là một tiêu chí rất quan trọng để người dùng nhắm đến và xe bán tải với gầm cao cùng với đặc điểm thân ở trên khung (body on frame) có những ưu và nhược điểm gì?

 

Ưu thế

Xe bán tải sở hữu những ưu điểm về an toàn bị động liên quan đến trọng lượng và chiều cao của nó. Trong tình huống va chạm với xe du lịch thấp hơn, xe bán tải có thể vượt qua vùng hấp thụ xung lực của xe du lịch, chạy lên kết cấu cứng nhất là sàn xe và đâm thẳng vào khoang hành khách. Viễn cảnh tốt đẹp nhất trong trường hợp này đó là hai vùng biến dạng của hai xe sẽ gặp nhau và hấp thụ nhiều lực tác động nhất có thể.

Vấn đề này đã được cải thiện trong những năm gần đây, Viện bảo hiểm an toàn đường cao tốc Hoa Kỳ (IIHS) cho rằng khả năng xe tải gây chết người khi va chạm với xe du lịch hoặc minivan có cùng trọng lượng là hầu như không còn nữa. Tuy nhiên, do sự chênh lệch khá lớn về trọng lượng, xe du lịch thường rơi vào thế yếu. Vì vậy, nhìn chung, hai lợi thế lớn nhất về mặt an toàn của xe bán tải được đánh đổi bằng thiệt hại của những xe khác.

 

 

Hạn chế

Hầu hết các điểm yếu của bán tải đều tập trung vào vấn đề an toàn chủ động, trước tiên là khả năng tránh va chạm. Với trọng lượng của mình, khoảng cách dừng xe khi đạp phanh của xe bán tải thường lớn hơn xe du lịch. Kích cỡ và kết cấu cũng khiến chúng kém linh hoạt hơn và hạn chế khả năng tránh va chạm. Thêm vào đó, vì trọng tâm cao, bán tải cũng có nguy cơ gặp tai nạn lật xe nhiều hơn. Tại quốc gia có số lượng tiêu thụ xe bán tải lớn nhất trên thế giới là Mỹ, tai nạn lật xe chiếm hơn 1/3 trong tổng số tai nạn dẫn đến tử vong. Theo số liệu từ hệ thống Fatality Analysis Reporting System, tỉ lệ này là 57% đối với SUV, 46% đối với bán tải và 24% đối với xe du lịch. Những năm gần đây, khả năng bảo vệ an toàn của SUV và bán tải đã được cải thiện khá rõ. Trong báo cáo tháng sáu năm 2011 của Viện bảo hiểm an toàn đường cao tốc IIHS, số liệu thực tế các mẫu xe 2005 – 2008 cho thấy có 52 trường hợp người lái tử vong trên mỗi một triệu xe bán tải đăng kí. Con số này của SUV là 28, của minivan là 25 và của xe du lịch và 56. Nguy cơ lật xe ở SUV và bán tải đã được giảm nhẹ đi khá nhiều nhờ sự đóng góp quan trọng của hệ thống ổn định điện tử.

Đặc điểm phân phối trọng lượng không đều trước và sau của bán tải cũng chính là một nhược điểm cố hữu. Khi khoang hàng trống, đa phần trọng lượng xe đều dồn về phía trước trong khi bánh dẫn động lại ở phía sau (hầu hết xe bán tải đều được trang bị tiêu chuẩn hệ dẫn động cầu sau). Tình huống phần sau nhẹ hơn phải đẩy phần trước nặng hơn như vậy rất dễ dẫn đến hiện tượng xe bị văng đuôi trên mặt đường trơn trượt. Chất thêm hàng vào khoang hàng là một giải pháp tuy nhiên giải pháp này có thể cải thiện khả năng dừng xe hay làm tăng khoảng cách dừng xe còn phụ thuộc vào điều kiện đường xá. Phương án tốt nhất là bán tải nên được trang bị chức năng chống bó cứng phanh bốn bánh, một phần là vì hệ thống chống bó cứng phanh hiện đại thường được tích hợp hệ thống phân phối lực phanh điện tử giữa cầu trước và cầu sau. Hệ thống này phân bổ lực phanh phù hợp cho bánh sau tùy theo khối lượng hàng hóa chuyên chở.

Người lái có thể điều khiển xe bán tải an toàn nhưng không phải theo cách giống với xe du lịch. Cho dù trong điều kiện thời tiết và đường xá thuận lợi, xe bán tải nặng và cao vẫn có những hạn chế nhất định.

 

Hệ dẫn động bốn bánh

Hệ dẫn động bốn bánh có thể khắc phục được một vấn đề: hiện tượng thiếu lực bám ở bánh sau. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là giải pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối:

- Tỉ lệ tai nạn lăn nghiêng của xe 4x4 và 4x2 theo đánh giá của Cơ quan an toàn đường cao tốc quốc gia (NHTSA) và theo số liệu thực tế tại thị trường Mỹ là chênh lệch không nhiều.

- Hệ thống dẫn động hai cầu bán thời gian không thể điều phối mô-men xoắn đến vị trí cần thiết.

- Các bộ phận lắp thêm vào phần trước xe càng làm tăng thêm sự mất cân bằng trọng lượng.

- Tăng trọng lượng xe dẫn đến tăng khoảng cách dừng xe khi đạp phanh.

 

Trang bị an toàn

Với chiều cao của mình, xe bán tải thường có lợi thế về an toàn khi bị đâm từ bên hông. Dù vậy bạn có thể phải đối mặt với những phương tiện cao bằng hoặc cao hơn nên túi khí hông và túi khí rèm vẫn là những trang bị cần thiết.

Theo Motoring

Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng