+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Doanh số ảm đạm của các hãng ôtô tại Việt Nam

Cập nhật: 10:30 29/10/2020
Chỉ Isuzu và Suzuki tăng trưởng doanh số, VinFast chỉ có số liệu 2020, còn lại hầu hết các hãng phổ thông đều sụt giảm tính đến quý III.
 
Sắc xanh tăng trưởng trở lại trong tháng 9 đối với các hãng xe báo hiệu mùa bán hàng cuối năm được hâm nóng trở lại nhưng sau 3 quý, doanh số lũy kế của các hãng đều sụt giảm so với cùng kỳ 2019. Hàng loạt mẫu xe mới đã và sắp ra mắt trong phần còn lại của 2020 hứa hẹn cuộc đua doanh số của các hãng phổ thông thêm phần kịch tính.
 
 
Kết thúc tháng 9, hãng xe Hàn Quốc chễm chệ ở ngôi đầu bảng xếp hạng doanh số toàn thị trường. Mức giảm 12% sau 3 quý đầu 2020 đưa Hyundai vào nhóm các hãng xe ít chịu tác động tiêu cực nhất từ sức mua suy yếu của thị trường do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
 
Doanh số dẫn đầu phân khúc của i10, Kona, Tucson, Santa Fe và lượng tiêu thụ hơn 12.000 xe của mẫu sedan Accent là những yếu tố quan trọng giúp Hyundai thắng lớn trên nhiều mặt trận.
 
 
Innova bản nâng cấp ra mắt hồi tháng 9 với những nâng cấp về trang bị hoàn thiện gần như đầy đủ đội hình các sản phẩm mới của Toyota trong năm 2020. Chưa có năm nào, liên doanh Nhật chăm ra mắt xe mới như 2020. Sức ép từ sự suy giảm doanh số ở hầu hết các phân khúc vốn là thế mạnh đặt ra bài toán hóc búa cho liên doanh Nhật trong mục tiêu tìm lại vị thế.
 
Wigo, Vios, Yaris, Fortuner, Hilux, đặc biệt mẫu xe mới Corolla Cross lần lượt trình làng khách Việt để hâm nóng cái tên Toyota trên thị trường. Hãng cũng có thêm Granvia cho phân khúc MPV cỡ lớn và chỉ còn Corolla chưa thêm bản mới.
 
Sự thay đổi về triết lý sản phẩm của Toyota là điều dễ nhận thấy. Các mẫu xe mới tăng trang bị an toàn, thậm chí phong phú về option đi kèm để thu hút khách hàng trẻ như trường hợp của Fortuner, Corolla Cross hay giảm giá thêm sức cạnh tranh đối với Rush. Nhiều năm ngự trị trên đỉnh cao nhưng 2020 và về sau, chặng đường đòi hỏi sự thích ứng mạnh mẽ hơn của một ông lớn mà sự chuyển mình luôn rất được chờ đợi.
 
Kia - giảm 3%
 
Trong nhóm thương hiệu xe con do Trường Hải (Thaco) lắp ráp, phân phối tại Việt Nam, Kia sụt giảm doanh số ít nhất. Con số 20.405 xe đưa Kia vượt Mazda trở thành hãng xe bán chạy thứ ba thị trường.
 
Trong bối cảnh Morning đang cho thấy sự hụt hơi trước các đối thủ, Kia tìm thấy tín hiệu tích cực từ sức hút ổn định của Cerato, mẫu xe soán ngôi Mazda3 trở thành sản phẩm bán chạy nhất phân khúc. Soluto sở hữu yếu tố giá rẻ hàng đầu nhóm sedan cỡ B nhưng chưa cho thấy lượng tiêu thụ xứng với kỳ vọng (4.809 xe), khoảng cách với nhóm đầu như Vios, Accent còn xa. Kia Seltos có thể là ngựa ô của phân khúc CUV hạng B khi khởi đầu thuận lợi, bán hơn 1.200 xe trong tháng 9.
 
Mazda - giảm 21%
 
Trong 2020, CX-5 và Mazda3 mất ngôi vương doanh số vào tay các đối thủ như Tucson (năm 2019 là Honda CR-V), Cerato. Hai phiên bản hatchback và sedan của Mazda3 giữ vai trò chủ lực của hãng xe Nhật ở thị trường Việt nhưng mức sụt giảm 30% doanh số trong 3 quý đầu 2020 (6.290 xe) khiến Mazda mất đi vị thế thứ 3 trong nhóm các hãng bán nhiều xe nhất.
 
Những sản phẩm còn lại của hãn như Mazda2, BT-50, CX-8, Mazda6 đều không tạo được dấu ấn đậm nét ở phân khúc tham chiến.
 
Mitsubishi - giảm 11%
 
Ngoại trừ việc khai tử Mirage do doanh số thấp, không có biến động nào lớn trong đội hình sản phẩm của Mitsubishi trong 2020 so với 2019 khi Xpander vẫn là mẫu xe quan trọng nhất hãng. Con số 9.906 xe của Mitsubishi Xpander (đã tính Xpander Cross) trong 3 quý 2020 vẫn được xem là tích cực nhưng để chạm hoặc vượt qua mức 20.000 xe của 2019 dường như là điều không thể.
 
Attrage, Outlander, Triton, Pajero Sport đều đã có phiên bản mới trong 2020, doanh số chưa có nhiều đột biến. Đẩy mạnh các trang bị an toàn và áp dụng thiết kế Dynamic Shield trẻ trung, các sản phẩm này được kỳ vọng cải thiện doanh số so với chính mình thay vì cạnh tranh với những đối thủ top đầu phân khúc vốn có doanh số vượt trội hơn nhiều.
 
Honda - giảm 31%
 
Quyết định đưa CR-V quay lại lắp ráp trong nước mở ra hướng tiếp cận khách hàng mới cho mẫu CUV cỡ C ở khía cạnh nguồn cung chủ động hơn. Đặc biệt trong giai đoạn nửa sau 2020 khi lệ phí trước bạ giảm 50%, CR-V có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng hơn trước các đối thủ như Tucson, CX-5 đều lắp ráp trong nước. Nhưng việc thay đổi phương thức cung cấp đến tay khách hàng cũng khiến Honda CR-V mất đi tính liên tục trong kinh doanh.
 
5.736 xe CR-V bán ra đến tháng 9/2020, giảm đến 45% so với cùng kỳ 2019 khiến sản phẩm của Honda bị Hyundai Tucson chiếm ngôi đầu (6.682 xe), thậm chí xếp dưới Mazda CX-5 (6.380 xe). Còn 3 tháng để CR-V lật ngược thế cờ.
 
Khi những Brio, HR-V, Civic, Jazz chưa thể hiện được nhiều, City với hơn 5.500 xe bán ra trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh doanh toàn cục của Honda. Thế hệ mới của Honda City dự kiến ra mắt vào cuối 2020.
 
Ford - giảm 35%
 
Trong top 10 hãng xe phổ thông bán xe nhiều nhất, Ford có mức sụt giảm doanh số lớn nhất, 35%. Ranger giống Xpander của Mitsubishi, là mẫu xe chiến lược đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong đội hình sản phẩm của hãng khi chiếm đến 53% thị phần tiêu thụ của Ford.
 
Dịch Covid-19 khiến nguồn cung từ nhà máy Thái Lan không ổn đinh, sức mua suy giảm của thị trường trong nước khiến doanh số Ford Ranger chịu ảnh hưởng tiêu cực, giảm 11%. Nhưng Ranger ít được nhắc đến bởi sự thống trị của sản phẩm này ở phân khúc xe bán tải vốn quen thuộc đến mức nhàm chán như cách Vios áp đảo các đối thủ ở nhóm sedan hạng B. Sự chú ý, ngược lại, đổ dồn vào EcoSport, cựu vương trên đà suy giảm liên tục trước sức ép của Kona, mới hơn là Kia Seltos.
 
Phiên bản nâng cấp của EcoSport vừa trình làng trong tháng 10 vừa qua với những nâng cấp mang tính thực dụng hơn cho người dùng như thêm cảm biến áp suất lốp, kiểm soát hành trình, đèn pha xenon. Đồng thời hãng bỏ cửa sổ trời, lốp dự phòng. Hãng kỳ vọng có thể kéo lại phần doanh số đã bị các đối thủ chiếm trong hai năm qua. Doanh số của EcoSport sau 9 tháng đạt 1.790 xe, giảm 42% so với cùng kỳ 2019.
 
Ford Escape thế hệ mới lắp ráp trong nước dự kiến ra mắt vào cuối 2020 nhưng do những biến động gần đây, đặc biệt dịch Covid-19, thời điểm để mẫu xe này trình làng có thể lâu hơn.
 
VinFast
 
Chỉ công bố số liệu từ tháng 5, tăng trưởng ra sao của VinFast vẫn còn là một dấu hỏi. Tuy nhiên con số hơn 11.700 xe của hãng vẫn được các chuyên gia đánh giá là tích cực đặt trong tương quan với các thương hiệu lâu năm.
 
Đóng góp lớn nhất vào doanh số của VinFast là mẫu hatchback cỡ A, Fadil khi tiêu thụ 6.461 xe, chiếm khoảng 45% thị phần doanh số tổng của hãng.
 
Ở nhóm còn lại, các hãng như Suzuki và Isuzu dựa phần nhiều vào các mẫu xe thương mại, tăng trưởng lần lượt 11% và 4%. Trong khi đó, Peugeot và Nissan lần lượt giảm 17% và 6%, doanh số không quá 2.500 xe mỗi hãng.
 
Theo VnExpress
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng