Bên cạnh những bảo hiểm vật chất cần có cho xe ô tô, chủ xe nên mua thêm bảo hiểm thủy kích để an tâm khi di chuyển trong ngày mưa, nhất là những vùng hay ngập nước.
Tìm hiểu về hiện tượng thủy kích
Lái xe trong vùng ngập nước dễ gặp hiện tượng thủy kích
Thủy kích là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt xi lanh và đi qua đường hút gió làm động cơ xe bị ẩm ướt, dẫn đến chết máy. Khi gặp trường hợp này, bạn không nên cố gắng đề máy bởi nước sẽ bị hút sâu vào bên trong động cơ hơn và làm hư các chi tiết máy.
Ngoài ra, nước cũng có thể tràn vào bên trong khoang nội thất khiến cho các chất liệu trong xe bị thấm nước, dễ hư hỏng. Hệ thống điện trên xe ô tô cũng bị ảnh hưởng khi gặp thủy kích.
Một số chi tiết hay toàn bộ động cơ bị hư hỏng sẽ gây ra nhiều thiệt hại và tốn kém chi phí cho chủ xe khi sửa chữa. Đồng thời, thời gian thay thế, khắc phục xe bị thủy kích cũng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến công việc của chủ xe.
Hơn nữa, các mẫu xe nhập khẩu đắt tiền khi bị thủy kích sẽ tốn kém hơn khi sửa chữa vì phải chờ thời gian nhập khẩu phụ tùng thay thế. Chi phí sửa chữa cho những chiếc xe sang bị thủy kích có thể từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.
Điều quan trọng khác là, một chiếc xe từng bị thủy kích bao giờ cũng kém giá trị hơn khi bán lại.
Bảo hiểm thủy kích và những thông tin cần biết
Theo các chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, để giảm thiệt hại do thủy kích xuống mức thấp nhất, chủ xe nên mua bảo hiểm vật chất cho xe ô tô, bao gồm cả bảo hiểm thủy kích.
Bảo hiểm thủy kích là quyền lợi bảo hiểm trong bảo hiểm vật chất xe ô tô. Song, tùy vào công ty bảo hiểm mà gói bảo hiểm này có hay không có quyền lợi bảo hiểm thủy kích. Nguyên nhân là do chi phí sửa chữa xe bị thủy kích khá cao, thậm chí là thay mới một vài chi tiết, nên một số công ty bảo hiểm đã tách riêng bảo hiểm thủy kích ra khỏi bảo hiểm vật chất xe. Vì vậy, trước khi mua bảo hiểm vật chất xe, bạn cần đọc kỹ nội dung và mua thêm bảo hiểm thủy kích nếu không có sẵn.
Bảo hiểm thủy kích và những thông tin cần biết
Tin tức ô tô cho biết, các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đang cung cấp gói bảo hiểm này với mức giá dao động từ 0,3 – 0,5% giá trị xe. Tuy nhiên, các xe có niên hạn sử dụng trên 10 năm rất ít được doanh nghiệp nhận hợp đồng bảo hiểm vì nguy cơ hư hỏng nặng và chi phí sửa chữa cao khi bị thủy kích.
Trường hợp xe chết máy khi lái xe trong vùng ngập nước, chủ xe phải thông báo ngay cho công ty bảo hiểm và công an địa phương sớm nhất có thể để được hướng dẫn xử lý hiện trường, đồng thời giảm thiểu tổn thất. Như vậy, công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm chi trả chi phí tổn thất cho bạn.
Ngược lại, nếu không báo sớm cho công ty bảo hiểm mà cố gắng di chuyển đến garage sửa chữa, những hư hại phát sinh lúc này sẽ không nhận được bồi thường.
Mặt khác, việc garage xác định do lỗi của chủ xe khiến cho xe bị thủy kích, bạn cũng không thể nhận được bồi thường. Khi đó, bạn có thể yêu cầu một đơn vị giám định độc lập thực hiện xác định lại để nhận được bảo hiểm thủy kích.
Kinh nghiệm lái xe qua điểm ngập, phòng tránh thủy kích
Tháo lọc gió động cơ để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào trước khi đi vào vùng ngập nước. Đồng thời, tắt điều hòa và đi số 1, chạy đều ga, lái xe ở tốc độ trung bình khi đi qua vùng ngập. Lưu ý không nên đạp côn xe số sàn để tránh chết máy. Ngoài ra, bạn cũng không nên đi qua vùng nước ngập vượt qua tâm bánh xe.
Hạn chế tăng ga mạnh vì việc này dễ dàng làm nước tràn qua lưới tản nhiệt và vào ống hút. Ngoài ra, lái xe trong vùng có mực nước cao sẽ càng làm hiện tượng thủy kích trầm trọng hơn, máy móc hư hỏng nặng.
Trường hợp xe đột ngột tắt máy, tuyệt đối không cố gắng đề xe để khởi động lại. Hãy rút chìa khóa và gọi cứu hộ, cùng với đó là báo tình trạng hiện tại cho công ty bảo hiểm.
Không nên tự ý tìm cách sửa chữa mà nhờ xe cứu hộ đưa đến garage để khắc phục.
Theo oto