Những đợt triển khai gắn chíp căn cước công dân (CCCD) triển khai cấp tốc gần đây khiến nhiều người ngỡ CCCD mới sẽ được sử dụng thay cho giấy phép lái xe (GPLX).
Thực tế, CCCD tích hợp giấy phép lái xe và những loại giấy tờ khác sẽ giúp cơ quan hành chính giảm bớt một thủ tục. Cho phép công dân bớt đi các bước trung gian gây phiền hà khi muốn làm thủ tục liên quan đến việc đổi, cấp mới, cấp lại những giấy tờ đó.
Tượng tự, giấy phép lái xe cũng vậy. Ngoài mục đích giảm thiểu những thủ tục rườm rà liên quan đến việc cấp đổi, cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe thì việc tích hợp vào CCCD gắn chíp còn giúp cơ quan chức năng có thể thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy phép lái xe ở bất cứ địa điểm nào mà không cần công dân làm thủ tục xác nhận như cách trước đây vẫn làm.
Căn cước công dân gắn chíp sẽ thay thế giấy phép lái xe - Quan niệm sai lầm của nhiều người.
Ngoài ra, việc công dân thay đổi nơi ở cũng sẽ được cập nhật ở CCCD gắn chíp. Do đó, khi công dân vi phạm giao thông, bị xử phạt hành chính hoặc cơ quan cần gửi thông báo vi phạm tới công dân sẽ căn cứ trên địa chỉ cập nhật tại CCCD. Việc này giúp cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 41 Công ước Viên về giao thông đường bộ mà Việt Nam là một thành viên chủ chốt thì "người điều khiển phương tiện xe cơ giới bắt buộc có giấy phép lái xe.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 41 Công ước Viên, quy định cụ thể: Quốc gia ký kết phải công nhận những lái xe sở hữu Giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với quy định Công ước". Tại khoản 2, Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải mang theo giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới.
CCCD gắn chíp không thể thay thế giấy phép lái xe.
Do đó, thẻ CCCD gắn chíp không thể thay thế giấy phép lái xe và không có hiệu lực khi CSGT yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình giấy phép lái xe. Vì vậy, người điều khiển phương tiện vẫn phải mang theo giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện giao thông.
Theo quy định tại Nghị định 123/2001, bổ sung, sửa đổi nội dung của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển ô tô, các loại xe tương tự ô tô không có giấy phép lái xe hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng giấy phép lái xe có dấu hiệu tẩy xóa sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 12 triệu đồng.
Đối với người điều khiển xe máy hoặc các loại xe tương tự xe máy (dung tích dưới 175 cc, xe 2 bánh) mà không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Người điều khiển xe máy dung tích trên 175 cc và xe mô tô 3 bánh sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu đồng.
Theo oto