+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Cố tình vượt rào chắn đường sắt có thể bị phạt tới 5 triệu đồng

Cập nhật: 10:57 11/11/2021
Vượt rào chắn đường sắt có thể là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Mức phạt cho hành vi này có thể lên tới 05 triệu đồng.
 
Hành vi vượt rào chắn đường sắt có thể bị phạt tới 05 triệu đồng.
 
Hiện tượng cố tình vượt rào chắn đường sắt ở Việt Nam hiện nay còn khá phổ biến. Hành vi này tiềm ẩn nguy cơ gây ra những vụ tai nạn giao thông thảm khốc và sẽ bi xử phạt. Mức phạt cụ thể là bao nhiêu? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây.
 
Lỗi vượt rào chắn đường sắt bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 100?
 
Theo Luật Đường sắt 2017, đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác. Vì vậy, hành vi bị xử phạt trong Nghị định 100 không mang tên là vượt rào chắn đường sắt mà được quy định là lỗi “Vượt rào chắn đường ngang”.
 
Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh. Đây đều là những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt.
 
Hành vi vượt rào chắn đường ngang khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng được hiểu tương đương và có cùng mức phạt đối với hành vi vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, khi đi qua đường ngang.
 
Theo Nghị định 100 năm 2019, hành vi vượt rào chắn đường ngang bị xử phạt như sau:
 
 
 
 
Các quy tắc giao thông trong khu vực đường ngang
 
Tuân thủ các quy tắc giao thông trong khu vực đường ngang không những đảm bảo an toàn cho mình, cho người khác mà còn tránh bị xử phạt. Các quy tắc giao thông trong khu vực đường ngang (Thông tư 25/2018/TT-BGTVT) như sau: 
 
- Ưu tiên cho các phương tiện giao thông hoạt động trên đường sắt;
 
- Chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác đường ngang và chỉ dẫn của các báo hiệu trong phạm vi đường ngang;
 
- Khi có báo hiệu dừng bằng đèn tín hiệu, cờ đỏ, biển đỏ, còi, chuông hoặc loa phát âm thanh kêu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, người tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và trước vạch “Dừng xe”;
 
- Đối với đường ngang tổ chức phòng vệ bằng biển báo, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại trước vạch dừng, lắng nghe còi tàu, chú ý quan sát tàu đến từ xa ở 2 phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện giao thông đường sắt tới đường ngang mới được đi qua;
 
- Không được quay đầu xe, dừng xe, đỗ xe trong phạm vi giữa hai vạch “Dừng xe” tại đường ngang;
 
- Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị tai nạn không thể di chuyển ngay ra khỏi phạm vi giữa hai vạch “Dừng xe” tại đường ngang, người điều khiển phương tiện phải tìm biện pháp để nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi này.
 
Nếu điểm gần nhất của xe hoặc của hàng hóa cách mép ngoài của ray ngoài cùng nhỏ hơn 1,75 m thì người điều khiển phương tiện phải tìm biện pháp để báo hiệu cho tàu dừng trước chướng ngại, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện, hàng hóa ra cách mép ngoài của ray ngoài cùng tối thiểu 1,75 m…
 
Theo oto
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng