+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Công nghệ trên ô tô thừa thãi khi đi phố nhưng cần thiết khi vào địa hình

Cập nhật: 17:13 07/03/2023
Hàng loạt tính năng được trang bị trên các dòng xe gầm cao, dẫn động hai cầu giúp việc đi đường địa hình trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, kỹ năng của người lái cũng góp phần không nhỏ cho sự an toàn của hành trình.
 
 
Những địa hình phức tạp đòi hỏi người lái phải có kỹ năng thuần thục và chiếc xe cần có nhiều tính năng hỗ trợ - Ảnh: NAM PHONG
 
“Xe hiện đại trang bị nhiều tính năng hỗ trợ đi đường địa hình, giúp việc khám phá vùng đất lạ, mặt đường khó khăn giảm bớt phần khó khăn. Với dân chuyên nghiệp, điều này có thể giảm bớt thú vị, nhưng với người dùng xe bình thường, các tính năng này rất hữu dụng. Bên cạnh đó, kỹ năng của người lái cũng góp phần quan trọng giúp chuyến đi thêm an toàn", một người hướng dẫn chương trình lái xe địa hình an toàn của Ford cho biết.
 
Kỹ năng lái xe địa hình đòi hỏi người lái có tư duy và sự cảm nhận tốt về không gian để tránh mắc kẹt ở những nơi đường sá hiểm trở. Trên nhiều dòng xe hiện đại, nhà sản xuất tích hợp hệ thống quan sát 360 độ, với góc nhìn chi tiết ở các vị trí khó quan sát. Như trên Ford Everest, nhà sản xuất trang bị hệ thống camera quan sát quanh xe, cho phép người lái nhìn cả những vị trí khuất nhất ở khu vực bánh xe.
 
 
Tính năng hỗ trợ đổ dốc trên Ford Ranger - Ảnh: FVN
 
Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những tính năng hỗ trợ người lái cơ bản nhất khi đi đường địa hình. Nhiều hãng xe cung cấp hàng loạt công nghệ hiện đại để người lái sử dụng trong những tình huống địa hình cụ thể như đường bùn lầy, trơn trượt, đường dốc nghiêng, đường mấp mô…
 
Mặc dù vậy, người lái vẫn phải nắm rõ đặc trưng của các tính năng hỗ trợ để mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
 
Trên nhiều dòng xe có tính năng hỗ trợ đổ dốc như Ford Ranger, người lái chỉ cần kích hoạt tính năng này, xe sẽ tự hãm tốc độ khi xuống dốc, để người lái tập trung điều khiển góc lái. Đối với những xe không có hệ thống hỗ trợ, người lái nên đạp phanh theo mức độ tăng dần thay vì đạp mạnh đứt đoạn, để giúp xe lăn bánh xuống dốc mượt mà, không giật cục.
 
Ở những địa hình mấp mô liên tục, với các hố sụt sâu, người lái nên khóa vi sai với những chiếc xe hai cầu. Bên cạnh đó, nên để ý góc tới, đi tốc độ chậm để tránh làm hư hại chiếc xe. Với những dòng xe sử dụng động cơ có sức kéo lớn, người lái hầu như không phải tác động nhiều lên chân ga, xe có thể tự động vượt qua đường mấp mô không mấy khó khăn.
 
Trong những chuyến off-road, mặt đường bị chia cắt bằng một rãnh sâu dài là địa hình thường gặp. Xử lý không khéo léo ở những mặt đường như vậy, người lái có thể phá hỏng cản trước, cản sau của xe, thậm chí bị mắc kẹt.
 
Trong những tình huống như vậy, người lái nên sử dụng chế độ quan sát toàn cảnh để có sự định hình tốt hơn về mặt đường, đồng thời chọn khóa vi sai và đi chậm. Khi vượt qua rãnh sâu, người lái cần lấy góc lái theo phương chéo thuận chiều di chuyển của xe. Tuy nhiên, với những con rãnh có độ sâu lớn và rộng, người lái nên tìm hướng di chuyển khác để tránh lật xe.
 
Ngoài ra, trong nhiều hành trình off-road, không ít trường hợp người lái sẽ phải đi qua địa hình ngập nước, bùn lầy. Trên các dòng xe hiện đại, nhà sản xuất có sẵn chế độ lái cho loại địa hình này, giúp người điều khiển vượt qua địa hình khó một cách dễ dàng. Ở chế độ lái này, bộ điều khiển sẽ tính toán lực kéo phù hợp đến các bánh để xe có thể dễ dàng vượt qua điều kiện địa hình khó.
 
Ngoài những công nghệ hỗ trợ, người lái cần nắm rõ các thông số của chiếc xe, tư duy đặt góc lái… để mang lại sự an toàn cho mỗi hành trình. Bên cạnh đó, trước mỗi chuyến đi dài, người lái nên kiểm tra, bảo dưỡng, để xe vận hành trơn tru.
 
Theo autopro
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng