+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Điều gì sẽ xảy ra khi cho đường vào bình xăng ô tô?

Cập nhật: 13:42 03/01/2022
Giả sử có kẻ xấu muốn đổ đường vào bình ăng ô tô của bạn để phá hoại, hậu quả sẽ như thế nào???
 
Chúng ta đều hiểu rằng, động cơ đốt trong cần nguồn nhiên liệu sạch để hoạt động. Nhưng hãy giả sử có kẻ xấu muốn đổ đường vào bình xăng ô tô của bạn để phá hoại thì sao?
 
Thuật ngữ "sugar in the gas tank" thường được sử dụng theo nghĩa bóng (rất thú vị) mà các bạn có thể tự mình tìm hiểu, thế nhưng nghĩa đen của nó thì đúng là chỉ hành động đổ đường vào bình xăng.
 
Hành động bỏ đường vào bình xăng trong phim ảnh
 
Trong bộ phim hài nổi tiếng Pháp-Ý "Razinya" năm 1965, với sự tham gia của các diễn viên Burville và de Funes, người ta đã cho đường vào bình xăng ô tô để chơi khăm nhau và kết quả thu được rất hoàn hảo khiến mọi người đều cười nghiêng ngả.
 
 
 
Bộ phim Kingpin năm 1996 cũng đã có một cảnh quay khá nổi tiếng về vấn đề này. Ác nhân đã đổ nước đường vào bình xăng hòng thực hiện âm mưu thâm độc với chủ xe, và phải tốn tới 2000 đô la để sửa lỗi này.
 
Đến trẻ con cũng đoán được là đường chắc hẳn không đem lại điều gì tốt lành cho động cơ ô tô, nhưng hậu quả thực tế như thế nào thì vẫn còn là một bí ẩn.
 
Chính xác thì điều gì sẽ xảy ra khi đường xâm nhập vào động cơ ô tô? Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề này nhé.
 
Đầu tiên: Đường và xăng tương tác thế nào khi bị trộn lẫn?
 
Trước khi tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi đường được đổ vào bình xăng, chúng ta hãy xem thí nghiệm trộn đường và xăng lẫn với nhau.
 
Người ta đã bỏ vài cục đường vào một chiếc bát đựng xăng A-95 và ngâm trong một ngày trời, thế nhưng kết quả lại là con số không tròn trĩnh. Hóa ra không thể "chế tạo" ra một loại xăng mới có thêm thành phần đường bằng cách này. Kết luận là: đường không tan trong xăng.
 
 
 
Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu cho đường vào bình xăng? Nó có thể chui vào đường ống dẫn nhiên liệu nhưng với một điều kiện quan trọng: phải có nước trong bình xăng - dù chỉ là một chút. Điều này vẫn thường xảy ra, ví dụ như khi hơi ẩm ngưng tụ trong không khí xâm nhập vào bình xăng trong quá trình tiếp nhiên liệu. Khi đã có nước trong bình xăng thì đường ít nhiều cũng sẽ bị hòa tan một phần.
 
Với giả định như vậy, thí nghiệm được tiếp tục tiến hành. Người ta cho xăng cùng đường và nước vào lọ thủy tinh. Bằng mắt thường có thể thấy một lớp mỏng chất lỏng như siro đã hình thành ở dưới cùng, còn xăng thì nổi lên trên do có khối lượng riêng thấp hơn.
 
Liệu lớp siro này có qua được bộ lọc xăng và chui vào họng hút khi xe di chuyển hay không? Không khó để kiểm tra: người ta lắp hệ thống bơm và một bộ lọc xăng tinh vào bình chứa hỗn hợp xăng – siro. Lần này, do tất cả đều ở dạng lỏng nên xăng và siro ngọt đã "chui" qua bộ lọc một cách trơn tru.
 
Vậy thì loại siro này có thể bị khô trong ống dẫn nhiên liệu không? Về lý thuyết thì điều này không thể xảy ra bởi tất các ống đều được bịt kín nên nước không bay hơi được. Tất nhiên, sự hiện diện của đường trong xi-lanh chẳng đem lại lợi ích gì, nhưng một lượng đường nhỏ như vậy sẽ không gây ra thiệt hại gì nghiêm trọng cho động cơ cả.
 
Hậu quả của việc cho đường vào trong bình xăng ô tô
 
Có một thí nghiệm khác minh họa tác hại của việc đổ đường vào bình xăng. Năm 1994, giáo sư khoa học pháp y John Thornton của Đại học California, Berkeley đã pha trộn xăng với đường và dánh dấu bằng các nguyên tử carbon phóng xạ. Ông sử dụng máy quay ly tâm để tách các cặn không tan và đo mức độ phóng xạ của xăng để tính lượng đường hòa tan trong đó. Hóa ra, là chưa đến một thìa cà phê đường tan được trong 57 lít xăng, tức là tương đương lượng xăng trung bình có trong bình nhiên liệu của một chiếc xe ô tô du lịch.
 
Nếu cố tình đổ đường vào bình xăng liệu còn có thể gây ra những hậu quả gì khác? Thứ nhất, việc này khó thực hiện bởi những chiếc ô tô hiện đại được thiết kế có van cổ phụ. Van này sẽ ngăn không cho người lạ đổ bất cứ thứ gì vào bình ô tô của bạn. Thứ hai, đường không tan trong xăng - chúng ta vừa được xem họ chứng minh điều này.
 
Đương nhiên, nếu xăng của xe không được đổ đầy bình hoàn toàn thì lượng đường bị hòa tan cũng sẽ ít hơn. Phần "dung dịch lạ" này rõ ràng là không đủ nguy hiểm để gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống nhiên liệu hoặc động cơ chứ chưa nói đến việc "hạ sát" nó.
 
Điều gì xảy ra nếu bỏ đường vào bình xăng của máy cắt cỏ?
 
Thật may mắn khi chúng ta không cần phải tự thử nghiệm trên ô tô hoặc xe máy của chính mình. Ở clip thứ nhất người ta đã sử dụng một chiếc Toyota đời 1982 cũ nát - xem chừng chưa đủ phê, mà biết đâu xe cũ quá nên thí nghiệm không chính xác?
 
Tuy nhiên các bạn cũng đừng vội thất vọng, trong clip này chúng ta sẽ sử dụng một chiếc máy cắt cỏ. Rõ ràng là nếu dùng ô tô xịn, mới thì trải nghiệm nghe nhìn sẽ đã mắt, đã tai hơn, nhưng về cơ bản thì hậu quả mà hỗn hợp đường – xăng gây ra trên động cơ 4 kỳ của máy cắt cỏ cũng sẽ tương tự.
 
Trước khi tiến hành thử nghiệm, người ta đã tháo bớt một vài bộ phận của chiếc động cơ máy cắt cỏ rồi sau đó đổ đầy hỗn hợp "xăng ngọt". Nếu bạn mong chờ những cảnh cháy nổ hoành tráng như trong phim thì xin chân thành cáo lỗi – điều đó đã không xảy ra. Động cơ không bị hỏng, thế nhưng bên trong lại xuất hiện muội đường mà khi nếm thử thì còn có vị như kẹo mút bị cháy. Tuy nhiên, về lâu dài thì động cơ chắc chắn vẫn sẽ gặp vấn đề không mấy dễ chịu.
 
Theo autopro
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng