+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Không có nồng độ cồn, Cảnh sát giao thông có được quyền kiểm tra giấy tờ?

Cập nhật: 20:33 06/04/2022
Một câu hỏi được nhiều người quan tâm sau khi Nghị định 100 NĐ-CP được áp dụng: Nếu người tham gia giao thông không có nồng độ cồn, Cảnh sát giao thông (CSGT) có quyền kiểm tra giấy tờ?
 
Chuyên mục tư vấn pháp luật của Oto.com.vn xin tư vấn cho bạn như sau: 
 
Thứ nhất, xét về nguyên tắc xử phạt hành chính: "Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;".
 
Căn cứ theo Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông trong đó có quy định các trường hợp được dừng phương tiện tại Điều 12 như sau:
 
“12. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
 
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
 
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
 
c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
 
d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
 
đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông“.
 
Như vậy, theo quy định trên thì CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ dù không phát hiện nồng độ cồn nếu thấy dấu hiệu của hành vi vi phạm hoặc qua tin báo, tin tố giác. Khi xử phạt người điều khiển phương tiện được quyền yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm. Nếu người vi phạm hoặc người đại diện không chứng minh, giải thích được lỗi vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định. Nếu CSGT không chứng minh được vi phạm mà vẫn cố tình xử phạt thì chủ phương tiện có quyền khiếu nại theo quy định. 
 
CSGT tiến hành kiểm tra nồng độ cồn (Ảnh minh họa)
 
Hơn nữa, người điều khiển ô tô cần chú ý mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:
  • Mức 1: Nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở. Đối với mức 1, tài xế bị phạt từ 6-8 triệu đồng, tước bằng từ 10-12 tháng.
  • Mức 2: Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt qua 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở. Đối với mức 2, tài xế bị phạt từ 16-18 triệu đồng, tước bằng từ 16-18 tháng.
  • Mức 3: Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở. Đối với mức 3 tài xế bị phạt tiền 30-40 triệu đồng, tước bằng từ 22-24 tháng.
 
Theo oto
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng