Từ những mẫu xe siêu sang đắt đỏ đến các dòng xe cỡ nhỏ có giá vài trăm triệu đồng đều có cửa kính tam giác cố định phía sau hông xe.
Sau hơn 100 năm phát triển ngành công nghiệp ô tô, cấu hình của xe ngày càng hoàn thiện hơn, việc lắp thêm kính chắn gió không chỉ đáp ứng nhu cầu chiếu sáng trong xe mà còn nâng cao độ an toàn. Trước đây xe chỉ có 6 chiếc kính chắn gió, nhưng hiện nay các hãng xe cũng đã bổ sung thêm kính tam giác.
Có thể hiểu, khung cửa kính cố định là phần cửa kính không thể điều chỉnh đóng/ mở hay lên/xuống được mà chỉ cố định tại 1 vị trí. Tùy theo kiểu dáng và thiết kế, mỗi chiếc xe hơi có thể có 1 hoặc cả 2 loại cửa kính cố định kể trên. Chi tiết quan trọng này với những tác dụng gây bất ngờ, ít người biết.
Ô kính hình tam giác được lắp đặt trên xe nhằm tránh độ nghiêng quá mức của kính chắn gió phía trước và điểm mù bên do trụ A gây ra, đồng thời tăng tầm nhìn cho người lái.
Tăng tầm nhìn cho người lái
Ô kính hình tam giác nằm cạnh trụ A, các hãng xe lắp một miếng kính ở vị trí này chủ yếu để tránh điểm mù bên do kính chắn gió phía trước nghiêng quá mức.
Khung cửa kính tam giác cố định phía sau hông xe ô tô. (Ảnh minh họa)
Dù kích thước cửa sổ tam giác nhỏ nhưng người lái có thể quan sát tình hình bên ngoài xe qua kính và tránh va chạm với chướng ngại vật trong điểm mù của góc nhìn bên. Ngoài ra, khung cửa cố định còn giúp người ngồi phía sau cảm thấy thoải mái hơn. Tạo kiểu dáng và thiết kế cho xe đẹp hơn.
Nếu tháo tấm kính tam giác ra khỏi xe thì kích thước của trụ A sẽ to ra. Trụ A mờ sẽ cản tầm nhìn của tài xế, người lái khó quan sát được điểm mù bên trái và bên phải của xe qua kính chắn gió phía trước.
Đóng vai trò quan trọng trong việc thông gió
Kính tam giác hay còn gọi là kính một phần tư có từ năm 1950. Thời đó, kính tam giác đóng vai trò như một ô kính nhỏ hướng gió từ ngoài vào trong cabin để làm mát. Tên gọi “một phần tư” xuất phát từ thực tế ô kính này có kích thước xấp xỉ một phần tư cửa sổ chính và thường có hình tam giác.
Loại kính này cực kỳ phổ biến cho đến khi xuất hiện điều hoà không khí. Đồng thời, nhu cầu tiết kiệm xăng tốt nhất có thể bằng cách tinh giản thiết kế bên ngoài xe, việc sử dụng kính tam giác để thông gió trên ô tô hầu như không còn.
Chức năng hấp thụ sốc
Đừng coi thường cửa sổ tam giác cạnh trụ A. Tấm kính nhỏ này có thiết kế hình tam giác và rất vững chãi. Toàn bộ phần thân của chiếc xe này sẽ rung trong quá trình lái xe và tấm kính này có thể lọc bớt một phần rung, chống sốc.
Chức năng hỗ trợ
Kính được thiết kế theo cấu trúc hình tam giác để tăng cường sự ổn định và nâng đỡ. Để không cản tầm nhìn, hãng xe đã rút ngắn chiều rộng của trụ A, lắp thêm kính tam giác bên cạnh trụ A chủ yếu để nâng đỡ và ổn định. Với cửa sổ tam giác, độ cứng của trụ A chắc hơn, kết cấu của cả chiếc xe sẽ hợp lý hơn.
Cửa sổ hình tam giác trên ô tô trông giống một mảnh kính thông thường nhưng thực ra chiếc cửa sổ nhỏ này rất hữu ích. Việc bổ sung kính hình tam giác làm tăng diện tích chiếu sáng bên trong và cung cấp hỗ trợ. Đây là loại kính đắt nhất, hàm lượng kỹ thuật cao hơn kính chắn gió.
Lý do cần phải có khung cửa kính cố định là vì phần cửa kính trượt lên/xuống được hạn chế về mặt kích thước, do phải nằm vừa trong cửa xe phía sau nên không thể mở rộng hết kích thước. Chưa kể đến tạo hình cửa sau lại không vuông như cửa trước mà thường bị vát cong một khoảng để khớp với bình xăng và hốc bánh sau.
Hiện nay, các mẫu sedan, hatchback đều sử dụng kiểu thiết kế cửa cố định bởi xe không có trụ D. Thậm chí, một vài mẫu xe cỡ nhỏ còn loại luôn khung cửa kính cố định. Còn các mẫu xe gầm cao (SUV hay CUV) mặc định cửa kính cố định nằm trên thân xe.
Ngoài ra, một số dòng xe coupe mui kín, cửa sổ hàng ghế sau thường có diện tích nhỏ nên đa phần các nhà sản xuất để toàn bộ cửa kính cố định lại.
Theo autopro