+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Kinh nghiệm mua xe ôtô cũ

Cập nhật: 16:16 29/02/2016
Nhu cầu mua xe ôtô cũng như là những giá trị hữu ích nó mang lại thì ai cũng muốn sở hữu cho mình một chiếc xe. Tuy nhiên điều kiện cũng như kinh phí không cho phép nên nhiều người hướng đến mua xe ôtô cũ với mức giá tốt hơn và hợp với túi tiền. Tuy nhiên nếu mua phải một chiếc ô tô không tốt thì đúng là tiền mất tật mang. Nếu bạn đang có nhu cầu mua xe ô tô cũ và chưa có kinh nghiệm thì bài viết “kinh nghiệm mua xe ôtô cũ” sẽ giúp bạn rất nhiều.
 
 
Kinh nghiệm không thể thiếu cho người mua xe ô tô cũ
 
1. Dấu hiệu gỉ sét
 
Mặc dù đã có nhiều phát kiến mới về kỹ thuật, các nhà sản xuất xe hơi hiện chưa hoàn toàn khắc phục được hiện tượng hoen gỉ mà cho đến nay vẫn còn là một trong những kẻ thù lớn nhất của chiếc xe. Những dấu hiệu này ai cũng có thể khám phá được, chỉ cần một chút tỉ mỉ quan sát. Mặc dù chỉ ảnh hưởng ngoại hình, gỉ sét là những khuyết điểm khá tốn kém khi sửa chữa và gần như không bao giờ có thể phục hồi được nguyên trạng.
 
2. Cánh cửa
 
Kiểm tra các cánh cửa đóng có sát không, có bị hở hay vênh không? Nếu có thì xe đã va chạm, tùy thuộc vào mức độ va chạm ít hay nhiều mà cân nhắc.
 
3. Lốp xe ô tô
 
Bốn chiếc lốp ô tô là nơi tiết lộ khá nhiều chi tiết về cách thức chủ nhân lái xe và săn sóc chiếc xe ra sao. Bạn có thể để ý các dấu hiệu sau đây:
 
Tình trạng hao mòn tổng quát của bánh xe: Bánh xe còn đủ đường ren để an toàn bám đường, hay đã sói nhẵn chẳng mấy chốc phải thay bánh mới? 
 
 
 
 
Vỏ lốp không mòn đều: Lốp có mòn đều từ thành bên này sang thành bên kia không? Cũng dùng đồng xu và đầu ông tổng thống để thử độ sâu của các rãnh trên vỏ lốp. Vỏ phải mòn đều ở 2 bên. Nếu không, có nghĩa là chiếc xe có thể đã bị tai nạn hoặc dàn bánh không cân.
 
Dấu hiệu không ăn khớp: Ðồng hồ cây số có chỉ số Mileage (số dặm đường xe đã lăn bánh) thấp mà 4 bánh sao lại mòn vẹt? Bạn có cắt nghĩa được tại sao không? Có thể đồng hồ cây số (odometer) không chính xác? Hay là người chủ xe cố tình thay bánh cũ vào chiếc xe? Vặn ngược đồng hồ cây số là một hình tội, còn thay vỏ cũ vào, lấy vỏ mới ra thì đâu có phải là tội lỗi gì! Nhưng chúng ta cần tìm hiểu nguyên do tại sao lại có sự bất tương xứng ấy. Cũng thế, cần phải đặt dấu hỏi nếu đồng hồ chỉ số Mileage cao mà bốn bánh lại còn mới! Có thể là chủ xe mới thay lốp? Thay cả 4 lốp xe là trường hợp ít xảy ra. Thường thì người ta chỉ thay từng 2 bánh một. Nếu quan sát được những trường hợp bất thường đó, nên hỏi lại chủ xe, và quan sát cách thức đương sự trả lời ra sao. Người Mỹ có câu “It doesn’t hurt to ask” (Cứ hỏi, mất mát gì đâu mà sợ!) để khuyến khích chúng ta lên tiếng trong mọi trường hợp.
 
4. Ði vòng quanh xe
 
Ði chậm chậm vòng quanh chiếc xe để quan sát. Ðặc biệt để ý truy tìm chỗ rỉ sét, chỗ móp trầyà Mở nắp máy (hood), nắp thùng (trunk), các cánh cửa, cửa sổà xem mở ra đóng vào có khít không. Ðiều cần thiết là chúng phải che kín mọi khe hở và nằm trên một mặt bằng. Nếu mui xe có thể trương lên hoặc cuốn lại được (convertible), cần phải thử cửa sổ và cửa ra vào trong cả 2 tư thế: Lúc trương mui lên và lúc cuốn mui lại.
 
Lấy miếng nam châm ra (cỡ tấm danh thiếp là tốt nhất). Áp nó vào một vài điểm chính trên dàn đồng của xe. Miếng nam châm phải hút chặt vào dàn đồng. Bằng không, đó có thể là một trong các lý do sau đây:
 
- Dàn đồng có thể đã được thay thế bằng Fiberglass, hoặc đã được sửa chữa bằng một chất liệu nào khác không phải kim loại nguyên thủy, như chất Bondo để lấp đầy những chỗ móp méo gây ra do tai nạn.
 
- Chiếc xe làm bằng Fiberglass, chẳng hạn như Chevy Corvette. Hoặc miếng panel đó trên dàn đồng nguyên thủy không phải là kim loại. Trong trường hợp thứ hai, do chất liệu chế tạo không hút nam châm, đó không phải là điều đáng ngại. Nhưng trong trường hợp thứ nhất, việc nam châm không dính là một dấu chỉ của sửa chữa sau tai nạn, buộc chúng ta phải hỏi thêm chủ nhân. Nếu không rõ xuất xứ, hoặc câu trả lời của chủ nhân không thỏa đáng, chúng ta có thể “say good-bye” và lên đường xem xe khác.
 
5. Hệ thống làm mát
 
Kiểm tra hệ thống làm mát như đường ống còn nguyên vẹn không, nhiều xe cũ hay bị rò rỉ đường ống này.
 
Trường hợp bị nhẹ có thể tự đông lại nếu xe sử dụng nước mát loại concentrated (phải pha với nước trước khi sử dụng), nếu không sẽ bị gây thiếu nước làm nóng máy.
 
6. Kiểm tra chân máy
 
Có 4 chân máy (engine mount) bằng cao su. Nếu chân máy bị gãy sẽ gây hiện tượng giật khi đề pa, chi phí thay thế rất đắt.
 
 
 
Chân máy
 
Cách kiểm tra: mở nắp ca-pô, vào số 1 rồi nhấn ga, thấy máy giật mạnh ngược về sau hoặc ngược lên trước thì thay. Cũng dễ nhìn bằng mắt thường ở các chân cao su. Hầu hết xe cũ đều gặp hiện tượng này.
 
7. Côn (ly hợp)
 
Cách nhận biết côn bị mòn với số sàn: nhả hết phanh, vào số 2, nhấn ga và thả côn từ từ. Nếu đạp mạnh ga mà xe không di chuyển thì cần thay. Cách thứ hai là tắt máy, đạp côn, nếu nghe tiếng ồn tức là côn đã mòn.
 
Ngoài những bộ phận trên, khi mua xe cũ không nên quá chú trọng vào xe còn “zin”, chưa bung máy, bởi lẽ xe cũ nào cũng cần sửa chưa, thay thế khi tới định kỳ. Ví dụ xe số sàn cần thay côn mỗi 100.000 km (tùy trọng tải), thay dây cu-roa cam (timing belt) mỗi 90.000 km. Xe số tự động thì thay cu-roa cam sau khoảng 90.000 -100.000 km, phải thay nhớt hộp số và nhớt máy.
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng