+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Lỗi lầm không làm chủ tốc độ

Cập nhật: 15:40 01/06/2021
Ở Việt Nam, cứ mỗi khi xảy ra va chạm giao thông, cụ thể là một phương tiện giao thông đâm vào một vật, cá nhân nào đó gây thiệt hại. Tài xế xe đó mặc định bị gán tội Không làm chủ tốc độ.
 
Định nghĩa Lỗi: Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
 
Cụ thể nhất là trong vụ xe ô tô đâm chết 5 người công nhân làm đường trong tai nạn vừa qua tại Hà Giang. Chưa nói đến đúng sai trong tai nạn này, nhưng theo kinh nghiệm và nhận định của cá nhân tôi thì các tai nạn như thế này vẫn sẽ còn và tăng cao nếu cả tài xế được đào tạo một cách cẩu thả, hành vi điều khiển xe mang nặng tính chủ quan, thiếu kiến thức cũng như các đơn vị thi công thiếu các biện pháp an toàn. Tai nạn xảy ra thường do cả hai phía.
 
 
Ngay chiều nay, khi băng qua ngã 4, một chiếc ô tô 4 chỗ đâm thẳng vào mình, đến gần sát thắng gấp, tài xế dường như tự tin vào hệ thống phanh xe nên nghĩ chắc là sẽ không đâm vào người khác... nhưng sai lầm là tài xế không nghĩ với cách phanh gấp như vậy...các xe sau sẽ đâm vào xe anh ta và gây tai nạn liên hoàn.
 
Cách đây 3 năm, trên chuyến taxi từ Hà Nội ra Nội Bài, tôi ngồi trên xe chạy 100km/h, bám sát đuôi chiếc xe tải ở khoảng cách 5m...qua trao đổi thì tài xế xe tải kia khẳng định với vận tốc như thế, xe anh ta còn mới, chỉ cần phanh là sẽ dừng hẳn trong vòng 4-5m nên không thể gây tai nạn. Có khoảng 60-70% tài xế theo tôi tìm hiểu thì vẫn tin và suy nghĩ như tài xế này. Xin các cụ nhớ cho rằng ở vận tốc 80-100km/h, tổng quãng đường để 1 chiếc xe có thể dừng hẳn từ khi nhận biết được chướng ngại vật vào khoảng 60-100m tuỳ vào điều kiện mặt đường, tuỳ xe và có thể dài hơn nữa đối với một số xe. 
 
Vừa mới đây, cách khoảng 1 tuần. Các xe đang phi với vận tốc 80km/h trên quốc lộ 51, CSGT cũng lao ra giữa đường dừng bắt xe... thấy nguy hiểm quá. Một số tai nạn cũng vì lý do này mà ra.
 
Quay trở lại với nhóm công nhân không may kia. Bỏ mạng khi đang lao động, với điều kiện lao động không bảng hiệu, không biển báo, đèn báo trong thời tiết chập choạng, đường ướt như trên thì tai nạn xảy ra chẳng có gì là lạ. Lỗi này nếu điều tra xử lý nghiêm thì trách nhiệm sẽ thuộc về chủ đầu tư đơn vị thi công. Không có lý do gì các xe phải chạy với vận tốc 20-30km/h với vận tốc cho phép 60-80km/h tại đoạn đường đó. Và cũng chẳng có lý do gì tài xế luôn phải tâm niệm và tưởng tượng ra sẽ có công nhân, xe sửa đường ở phía trước trong khi không một biển báo.
 
 
Ở các nước khác, ngay cả nước có điều kiện kinh tế, giao thông... nghèo nàn gần giống Việt nam nhất, khi thi công, các biển báo, đèn chớp được sử dụng ở cấp độ nhiều nhất và có thể nhìn được từ khoảng cách xa 2-300m... vì thế các tai nạn như thế này rất ít xảy ra. Một số đơn vị thi công còn tính đến trường hợp xấu nhất, họ đặt một chiếc xe lớn, có bộ phận giảm chấn chịu được tác động và va chạm cao làm rào chắn phòng rủi ro xe nào đó đâm vào, hạn chế nguy hiểm cho tính mạng con người. Các biện pháp, thiết bị nhằm bảo đảm an toàn giao thông như thế buộc các đơn vị thi công phải trang bị và lắp đặt.
 
Khi nào các anh chị hành pháp tự mình bỏ thói quen kết tội không làm chủ tốc độ, tập trung phân tích, xử phạt các hành vi gây nguy hại, nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện giao thông đúng luật thì tự khắc giảm được tai nạn.
 
Hãy nhìn vào cách người ta làm để có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tốt hơn!
 
Lỗi không làm chủ tốc độ, một cái lỗi rất mơ hồ nhưng lại được gán cho bất kỳ vụ tai nạn nào mà không suy xét kỹ, thì khác nào đổ vấy hết tội vào cho người dân!
Theo danhgiaxe
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng