+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Mắc 3 lỗi, dân mà kiện thì CSGT "khó đỡ"!

Cập nhật: 18:43 08/10/2017

Trong việc xử phạt vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát (phạt nguội), nếu thế giới từ lâu đã thực hiện khá suôn sẻ thì tại Việt Nam vẫn còn nhiều trớ trêu về lý lẫn tình.

Đó là dù người thuê, mượn trực tiếp phạm lỗi nhưng nhiều chủ xe đã “cắn răng” đóng phạt. Lắm khi thông tin vi phạm được gửi trễ đến mấy tháng khiến nhiều người ngỡ ngàng với những lỗi đơn giản từ hồi nào không nhớ nổi hoặc của mình hoặc của ai đó… Tức người làm sai cứ ung dung, bình thản, còn người không làm sai lại phải xấc bấc xang bang!

Trước mắt, xin được lưu ý ba yêu cầu pháp lý sau đây cần được lực lượng CSGT rà soát, chấn chỉnh (hoặc đề xuất các cơ quan có thẩm quyền bổ sung quy định phù hợp) để tránh bị dân kiện phải đi hầu tòa và có thể thua kiện. Nếu bạn đọc phát hiện có nội dung nào nữa thì mời giới thiệu thêm.

1. Bắt phạt phải đúng đối tượng

Chỉ có người thực hiện hành vi có lỗi, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước thì mới bị xử phạt vi phạm hành chính (VPHC). Dựa trên quy định này của Luật Xử lý VPHC, biên bản VPHC phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người vi phạm; có chữ ký của người vi phạm...; quyết định xử phạt VPHC cũng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ… của người vi phạm.

Trong các trường hợp người thuê, mượn xe trực tiếp điều khiển xe và sau khi trả lại xe thì đi nơi khác hoặc không chịu hợp tác, biên bản VPHC đã ghi nhận như thế nào về người vi phạm? Nếu biên bản và quyết định ghi đúng người vi phạm là người thuê xe mà chủ xe vẫn bị ép đóng phạt thì CSGT đã làm sai. Trường hợp ghi tên chủ xe là người vi phạm để chủ xe phải miễn cưỡng đóng phạt hòng được yên thân thì CSGT lại càng sai hơn nữa.

Với việc phạt nguội, đúng là Nghị định 46/2017 yêu cầu chủ xe có nghĩa vụ hợp tác với CSGT để xác định đối tượng đã điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm. Song không thể vì tìm không được người vi phạm mà chủ xe phải chịu phạt bằng được. Nếu đã thực hiện nhiều biện pháp mà vẫn không xác định được đối tượng VPHC thì CSGT có thể xếp hồ sơ.

2. Thông báo vi phạm phải đảm bảo thời hạn

Khoản 1a Điều 3 Luật Xử lý VPHC quy định: “Mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời”. Theo đó, sẽ rất không ổn nếu CSGT để mấy tháng sau khi vi phạm xảy ra mới xúc tiến việc lập biên bản (và thực hiện các bước xử lý tiếp theo).

Tại TP.HCM, có thể hiểu lỗi chậm trễ ra biên bản, quyết định xử phạt xuất phát từ công an phường/xã của 24 quận, huyện tại TP và các tỉnh, thành vì sau khi trích xuất hình ảnh vi phạm thì PC67 sẽ gửi giấy báo để các nơi này chuyển đến chủ xe. Tới đây, công an cấp tỉnh hoặc nếu cần là Bộ Công an có thể quy định thời hạn gửi, chuyển thông báo cùng trách nhiệm cụ thể của các bộ phận, cá nhân có liên quan để theo đó các thủ tục xử lý kế tiếp không còn lê thê. Từ đó, việc “níu áo” người vi phạm thực sự sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn.

3. Chặn đăng kiểm tránh gây oan sai

Với Thông tư 70/2015 của Bộ GTVT, cần xác định kiểm định xe là việc kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định.

Mặc dù thông tư này cho phép không kiểm định “khi đã có văn bản đề nghị không kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc xe có vi phạm đã cảnh báo trên chương trình quản lý kiểm định” nhưng thử hỏi CSGT có lạm quyền khi đề nghị dừng đăng kiểm nhằm tạo áp lực cho chủ xe thực hiện nghĩa vụ đóng phạt? Hỏi thế vì cơ quan nào và trường hợp nào được đề nghị không kiểm định; xe có vi phạm là vi phạm về các điều kiện kiểm định hay vi phạm giao thông đường bộ thì không được quy định rõ.

Tuy mới đây đại diện C67 Bộ Công an có phát biểu trên báo chí rằng đó là vi phạm giao thông đường bộ nhưng giải thích luật là phải dựa trên “quy định giấy trắng mực đen” chứ không thể theo cách hiểu chủ quan có lợi cho ngành của mình. Lại nữa, lý lẽ của vị đại diện C67 về trách nhiệm phối hợp của Bộ GTVT theo Luật Giao thông đường bộ cũng không đúng vì luật này không hề quy định “vi phạm về giao thông đường bộ” thuộc các nội dung mà hai bộ có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin để phục vụ việc quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Do chuyện nào ra chuyện đó nên để thuyết phục hơn, CSGT cần tổ chức tốt việc xử phạt để tránh tiếng là cậy tay đăng kiểm thu tiền phạt vi phạm giao thông.

Theo Pháp Luật TP.HCM

Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng