Nhiều thói quen gây hại cho xe mà nhiều người Việt thường mắc phải là thả trôi xe theo quán tính, rà phanh quá nhiều, thay đổi tốc độ đột ngột, lấn làn vượt ẩu...
1. Thả trôi xe theo quán tính
Đây là lỗi cơ bản mà nhiều tài xế thường mắc phải khi đi đường đèo dốc, đặc biệt là những tài xế mới chưa có nhiều kinh nghiệm lái xe. Khi lái xe chở nặng, trọng lượng xe càng lớn tốc độ xe càng cao, do vậy quán tính xe sẽ rất lớn khi đổ đường đèo dốc. Lúc này, nếu xe bạn chạy xe số càng cao, tốc độ càng nhanh. Một số tài mới quen tay cài số cao, khi đổ đèo sẽ khiến xe chạy nhanh, do vậy bị hoảng loạn, điều này rất nguy hiểm cho tài xế và các hành khách trên xe.
2. Rà phanh quá nhiều
Đây là một lỗi cơ bản khác của các bác tài "non" kinh nghiệm thường mắc phải. Khi xuống dốc, đổ đèo, các bác tài thiếu kinh nghiệm sẽ rà phanh liên tục khiến má phanh bị nóng. Nếu rà quá nhiều sẽ làm cháy má phanh, do vậy làm mất tác dụng của phanh.
Rà phanh quá nhiều có thể gây cháy phanh và làm phanh mất tác dụng.
Không rà phanh liên tục, động tác đúng là rà phanh ngắt quãng đạp rồi nhả chu kỳ khoảng 2 giây cho mỗi lần đạp phanh. Điều này sẽ không làm cháy phanh và giúp tài xế di chuyển an toàn khi xuống dốc.
3. Không thay má phanh
Má phanh xe ô tô có vai trò quan trọng trong việc giảm tốc độ để đảm bảo an toàn cho người lái khi tham gia giao thông. Bất cứ một chiếc ô tô nào cũng không thể thiếu bộ phận này. Do đó, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong cấu tạo của ô tô.
Theo các chuyên gia có kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng, nên thay hệ thống phanh và dầu cùng lúc. Má phanh cần được thay thế khi chỉ có độ dày từ 2-3mm. Vì độ dày của má phanh đủ chất lượng mới đảm bảo được lực ma sát khi phanh xe. Khi xe không được thay má phanh rất dễ xảy ra hiện tượng bong má phanh hoặc phanh không đủ lực ma sát, vì vậy rất dễ xảy ra tai nạn.
4. Không giảm tốc khi vào cua
Khi chuẩn bị vào cua, nhiều tài xế thay vì giảm tốc độ trước và sau đó quay vô lăng từ từ một cách nhẹ nhàng thì họ lại quay vô lăng quá nhanh. Điều này làm xe bị lắc phần đuôi khi vào cua, có thể dẫn đến nguy hiểm và làm những người ngồi trong xe bị lắc nhiều gây nên tình trạng say xe.
Xe không giảm tốc khi vào cua dẫn dễ bị nghiêng xe và trôi bánh.
Ngoài ra nhiều tài xế còn có thói quen ôm cua quá rộng. Điều này rất dễ khiến xe bị trượt bánh, đặc biệt là giật mình khi có xe đi ngược chiều. Trước khi ôm cua tài xế nên chủ động bóp còi khi vào góc cua khuất: ra tín hiệu thông báo nếu có người đi ngược chiều.
5. Vượt sai, vượt ẩu
Vượt xe ô tô khác khi đang đổ đèo dốc là cực kỳ nguy hiểm và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm. Bởi chính sự lơ là và chủ quan là bạn có thể phải đánh đổi bằng tính mạng. Trong trường hợp phải vượt xe khác, bạn nên quan sát kỹ xe ở làn ngược lại, tính toán khoảng cách chính xác nhất có thể. Vượt xe dứt khoát, không được chần chừ, lưỡng lự. Tuyệt đối không vượt tại các điểm cua, khúc cua gấp, các khúc cua khuất nguy hiểm.
6. Lên số, về số chưa hợp lý
Chạy xe qua đường đèo không tránh khỏi những con dốc có độ nghiêng lớn do vậy tài xế cần về số hợp lý mỗi lần lên xuống dốc. Tùy theo độ dốc của đèo, tài xế nên về số thấp, nếu xe vẫn lao đi thì tiếp tục về số thấp nữa, khi về số thấp nhất rồi mà xe vẫn lao đi thì nhấp phanh để ghìm xe lại.
Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, địa hình để lựa chọn số phù hợp.
Câu cửa miệng mà các tài xế thường truyền tai nhau là "lên dốc số nào về số đó"- tài xế cần phải hiểu chính xác là tùy theo điều kiện địa hình mà chuyển số cho phù hợp. Đường đèo khúc khuỷu, quanh co, nhiều chỗ dốc lên, nhiều chỗ xuống dốc, do vậy mà tài xế cần lựa chọn số cho phù hợp. Lưu ý, để an toàn hơn, các tài xế lái xe số tự động nên chuyển về chế độ Manual (thao tác thủ công) để kiểm soát xe tốt hơn.
7. Không giữ khoảng cách hợp lý
Khi đi xuống dốc tài xế nên giữ khoảng cách an toàn hợp lý vì khi đổ dốc sẽ lao rất nhanh, nếu gặp sự cố đột ngột cần phải phanh gấp. Nếu bạn có ít kinh nghiệm thì bạn không nêm bám đuôi các xe khác, vì rất có thể các tài xế khác đã có kỹ năng tốt và thuộc địa hình.
Theo oto