+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Những thói quen xấu dễ sinh bệnh của cánh tài xế

Cập nhật: 14:32 15/07/2021
Cánh tài xế thường phải chịu áp lực rất lớn khiến họ phải làm quen với nhiều thói quen sinh hoạt không tốt. Chính những điều này đã trở thành nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của họ.
 
 
Những thói quen xấu dễ sinh bệnh của cánh tài xế.
 
Cánh tài xế kiếm cơm trên đường - từ chạy xe công nghệ cho đến lái xe đường dài - đều phải đối mặt với nhiều áp lực và thường hay vướng vào nhiều thói quen xấu, gây hại đến sức khỏe và có thể để lại hệ lụy dài lâu.
 
1. Thiếu ngủ, ngủ sai giấc
 
 
Thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ là "bệnh nghề" thường thấy nhất.
 
Đã làm nghề lái xe, đặc biệt là những người lái xe tải, container chở hàng, hầu hết ai cũng phải đối mặt với cảnh thiếu ngủ hàng ngày và việc được chợp mắt buổi trưa là điều khá hiếm. Do thời gian giao hàng gấp rút, đường chạy dài được khiến họ phải thức trắng đêm để lái xe và liên tục tập trung cao độ khi vận hành xe ở tốc độ cao.
 
Về lâu về dài, thói quen này có thể khiến các bác tài bị chứng rối loạn giấc ngủ, thần kinh căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí kiệt sức do làm việc quá sức. Thiếu ngủ cũng gây ra tính hung hăng, cáu gắt, khó ở,… và có thể làm rạn vỡ hạnh phúc gia đình, tình anh em bằng hữu.
 
Chưa kể, tình trạng không tỉnh táo cũng làm giảm khả năng phản ứng của người lái và tăng tỉ lệ gặp tai nạn chết người.
 
2. Sử dụng quá nhiều chất kích thích
 
Do đuối sức, tài xế thường phải sử dụng nhiều chất kích thích để giữ tỉnh táo.
 
Cũng chính vì tính chất công việc áp lực khiến họ phải thức nhiều nên hầu hết lái xe nào cũng chọn các chất kích thích như nước tăng lực, cà phê,…để uống và có thể qua cơn buồn ngủ. Trong khi đó, chất kích thích có chứa quá nhiều caffeine, đường glucose, đường fructose, chất tạo ngọt, chất điều chỉnh độ axit, đường tinh luyện, màu thực phẩm, các vitamin nhóm B, inositol, taurine, chất bảo quản, hương liệu tổng hợp. Khi những chất này đi vào cơ thể lâu dài sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.
 
Không những thế, một số tài xế container còn sử dụng chất cấm như cocaine, ma túy đá, cần sa,… chỉ để cho cơ thể chịu được áp lực thần kinh, cố kịp chuyến mưu sinh mà không quan tâm đến mạng sống của chính bản thân mình và những người xung quanh.
 
3. Nhịn đi vệ sinh
 
 
Việc nhịn vệ sinh thường xuyên cũng ẩn chứa nguy hiểm.
 
Trên các tuyến cao tốc, quốc lộ rất dài lại rất khó để tìm được một chỗ dừng xe phù hợp cho cánh tài xế xuống đi tiểu hay đại tiện. Hơn nữa, khi quá tập trung vào lái xe, não bộ tài xế sẽ tạm thời quên đi cảm giác đi tiểu tiện mà không hề biết cơ thể đang cần gì. Chỉ khi nào họ quá “buồn” mới biết và tìm nơi giải quyết.
 
Ngoài ra, các tài xế nội thành cũng gặp khó khăn khó khăn khi buồn vệ sinh bởi khó tìm được nhà WC và chỗ đỗ xe để tiện giải quyết.
 
Vì thế mà họ rất dễ có nguy cơ mắc phải các bệnh như sỏi thận, trĩ,… Cũng có một số tài xế sử dụng chai nhựa không để tiện cho việc tiểu luôn trên xe cho đỡ mất thời gian nhưng việc này rất mất vệ sinh và gây mùi khó chịu.
 
4. Khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng không cân đối
 
 
Việc ăn đúng bữa, ngon miệng và chất lượng cũng là điều khó.
 
Đến thời gian đi giải quyết nhu cầu vệ sinh cá nhân còn không có, thời gian ăn uống của người làm nghề lái xe càng khan hiếm. Dù có đói hay thèm món gì đó ngon ngon họ cũng phải gạt đi, tập trung vào công việc lái xe. 
 
Chưa kể đến đồng lương mỗi tháng họ nhận về cũng không được bao nhiêu, cộng thêm gánh nặng nuôi gia đình càng bó chặt chi tiêu của họ. Bởi vậy mà tiêu chí ăn uống hàng đầu của các tài xế đặt ra phải “No là chính, Rẻ là phụ, Ngon là thứ yếu.”
 
Mỗi lần ăn xong còn chưa kịp tiêu hoá, tài xế đã vội phải leo lên xe chạy cho kịp chuyến hàng khiến cơ thể không đủ thời gian vận động tiêu mỡ. Về lâu, cơ thể không có đủ dưỡng chất nhưng lại vẫn bị béo phì vì ngồi nhiều.
 
5. Thời gian ăn uống không cố định
 
 
Ăn uống khi lái xe cực kỳ nguy hiểm.
 
Thông thường việc chạy xe thường đi qua những đường quốc lộ, vắng hàng quán nên dù có đói họ cũng phải chờ khi xe chạy đến trạm dừng đỗ hay tuyến đường có hàng quán. Do đó, thời gian ăn uống của nghề lái rất không được cố định, gây hại cho dạ dày bởi các axit trong dạ dày tiết ra, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá. Đó là nguyên nhân vì sao mà các bác tài hay bị bệnh đau dạ dày.
 
Ngoài ra, nếu tài xế lựa chọn việc vừa lái vừa ăn để tiết kiệm thời gian thì đây là điều hoàn toàn cấm kỵ, nguy hiểm. Theo đó, đối tượng vi phạm sẽ phải đối mặt với bản án phạt nặng lẫn tước bằng lái.
 
Theo oto
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng