+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Ô tô vượt đèn vàng có thể bị xử phạt đến 5 triệu và tước bằng đến 3 tháng

Cập nhật: 11:28 26/03/2022
Nếu ở Nghị định 46/2016/NĐ-CP mức xử phạt của ô tô với lỗi vượt đèn vàng, đèn đỏ chỉ từ 1,2 -2 triệu đồng, thì Nghị định 100 đã tăng mức xử phạt cho hành vi này gấp 2,5 lần.
 
Nghị định 100 quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã được áp dụng từ ngày 1/1/2020 trong đó bổ sung nhiều lỗi mới và tăng nặng mức xử phạt.
 
Đèn vàng là gì?
 
Căn cứ Khoản 3, điều 10, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về hệ thống báo hiệu đường bộ qui định như sau: 
 
"3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
 
a) Tín hiệu xanh là được đi;
 
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
 
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường“.
 
Tài xế có thể bị phạt nặng khi vượt đèn vàng. (Ảnh minh họa)
 
Như vậy, nếu bạn đã đi qua vạch đèn vàng thì bạn được phép đi tiếp nhưng phải giảm tốc độ và quan sát. Nếu chưa qua vạch dừng mà có tín hiệu đèn vàng thì bạn phải dừng lại, nếu bạn tiếp tục đi qua sẽ bị xử phạt lỗi không chấp hành tín hiệu giao thông. 
 
Tăng nặng mức xử phạt đối với ô tô và xe máy khi vượt đèn đỏ, đèn vàng
 
Nghị định 100 được thay thế cho Nghị định 46, trong đó hầu hết các lỗi với ô tô và xe máy bị tăng gấp đôi hoặc thậm chí tăng nặng gấp nhiều lần. Trong đó, đối với lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng thì đối với người điều khiển ô tô, hành vi vượt đèn vàng, đèn đỏ bị xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng (điểm a, khoản 5, điều 5), hơn nữa, tài xế có thể bị phạt thêm hình phạt bổ sung là tước bằng lái xe từ 1-3 tháng hoặc tước bằng lái từ 2-4 tháng nếu vượt đèn vàng gây tai nạn giao thông.
 
Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT với lái xe ô tô, cũng chịu mức phạt tương tự lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng, theo quy định của Nghị định 100.
 
Đối với người điều khiển xe ô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì tại Điểm e, Khoản 4, Điều 6 Nghị định 100 quy định: Lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị phạt tiền từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 1 đến 3 tháng. Hành vi này ở Nghị định 46/2016 quy định mức phạt tiền là 300.000 - 400.000 đồng.
 
Trước mức phạt như vậy, nhiều người dân cảm thấy mức phạt này là quá nặng trong khi tình huống giao thông vượt đèn vàng là tình huống nhạy cảm. Tuy vậy, trong thực tế đã xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc khi tài xế cố nhấn ga để vượt đèn vàng gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, CSGT phải mang máy ghi hình để chứng minh lỗi vi phạm bằng hình ảnh, chứng cứ rõ ràng cho người vi phạm.
 
Có được đi khi đèn vàng "nhấp nháy"?
 
Tín hiệu vàng nhấp nháy: Báo hiệu được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
 
Như vậy, nếu tín hiệu vàng nhấp nháy thì các phương tiện lưu thông được phép di chuyển nhưng phải chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ và các phương tiện giao thông khác theo quy định.
 
Kết luận: Nghị định 100 ra đời thay thế cho Nghị định 46 trong đó bổ sung rất nhiều điểm mới. Các tài xế nên chú ý theo dõi và nắm bắt kịp tin tức pháp luật và tình hình giao thông để tránh vi phạm.
 
Theo oto
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng