+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Phạt nguội hàng trăm triệu tại Việt Nam để làm gì?

Cập nhật: 10:35 13/10/2017

Phạt để cho người ta hết tiền đi xe luôn hay để người ta biết sai không vi phạm.

Khi con bạn phạm lỗi, bạn nhắc nhở hay đánh vài roi, hay gom lại cuối năm "xử một lần" hay đánh cho một trận thừa sống thiếu chết cho "tởn" tới già?

Xin thưa, tôi không dám lạm bàn về việc giáo dục trẻ em, chỉ mượn hình ảnh để nói về câu chuyện phạt nguội. Tôi thấy nhiều người ủng hộ phạt nguội nặng (thậm chí thật nặng) nếu vi phạm giao thông. Nhưng mục đích của chuyện phạt nguội là gì?

Câu chuyện về "sớ" phạt 148 triệu ngay trước mắt, tôi thì thông cảm, chiếc xe của tôi đồng hồ cũ đo sai, đến khi đi cao tốc mới biết đồng hồ đo thiếu, nếu lỡ bị phạt, tôi sẵn sàng nhận biên bản, nhưng nếu là một cái phiếu 148 triệu thì ... xe tôi chỉ có 115 triệu thôi. Câu chuyện khác về một anh mỗi ngày rẽ vào nhà, mà đường trước nhà là vạch liền, cứ thế sau 30 tháng đi đăng kiểm thì báo rằng vi phạm hơn 70 triệu đồng...

Đa số ý kiến ủng hộ phạt thật nặng, nhưng ít ai nói phạt để làm gì? Phạt để cho người ta hết tiền đi xe luôn hay để người ta biết sai không vi phạm. Thậm chí nếu bạn mở một công ty cho thuê xe, thì cũng không lạ khi công ty bất ngờ phá sản ngày đi đăng kiểm khi chi phí đột nhiên phát sinh hàng trăm triệu hay cả tỷ đồng.

Hành vi vi phạm kéo dài hàng năm trời, có khi chưa đóng phạt đã thiệt mạng vì tai nạn. Vậy phạt có ý nghĩa gì? Thu ngân sách sao? Để phạt nguội thì cần một hệ thống quản lý cũng như trang thiết bị hiện đại, đồng bộ. Nhưng đó không phải là trách nhiệm của người dân và người dân cũng không thể gánh lấy cái bất công vì thiếu sót được.

Theo tôi biết, đa phần các nước phát triển phạt nguội và gửi thư về nhà chủ xe, trong đó có ảnh chụp khoang lái, tiền phạt dựa trên phần trăm giá trị xe (tránh chuyện Matiz phạt một triệu, Rolls-Royce cũng phạt một triệu).

Dĩ nhiên, Việt Nam hiện vẫn còn nhiều người đi xe không chính chủ, nhưng đó là chuyện của cơ quan quản lý. Thiết nghĩ, ngoài phương tiện đi lại, ở nước ta rất nhiều người mưu sinh bằng chiếc ôtô, chấn chỉnh ý thức nhưng cũng phải chừa đường cho họ và gia đình mưu sinh. Nếu không sẽ dẫn đến những hệ lụy khác khó lường.

 

Độc giả Nguyễn Lê Hoàng Lạc (VnExpress)

Ý kiến bạn đọc (1)
Nhiều khi các ô ngồi bàn giấy vẽ ra.mà ko hiểu thực tế khi áp dụng thì cứ theo luật
ngọc vượng - 07:44 15/10/2017
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng