+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Phí sang tên đổi chủ và mức phạt khi chậm sang tên ô tô

Cập nhật: 11:16 04/08/2021
Đổi xe, mua bán xe ô tô là nhu cầu tất yếu của cuộc sống nhưng nhiều người cảm thấy khó khăn khi đối mặt với các thủ tục liên quan đến pháp lý, đặc biệt là vấn đề sang tên đổi chủ. Bài viết dưới đây giúp các bạn tìm hiểu mức phí và mức phạt khi chậm sang tên đổi chủ.
 
Khi mua bán, cho, tặng, thừa kế ô tô, việc đầu tiên cần làm để hợp pháp hóa quyền sở hữu là thực hiện sang tên đổi chủ xe ô tô từ người chuyển quyền sang người nhận quyền. Đây là quy định mang tính chất bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
 
Phí sang tên đổi chủ và mức phạt khi chậm sang tên ô tô
 
Những người có nhiều kinh nghiệm mua bán xe ô tô cho biết, sau khi hai bên hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng theo đúng quy định pháp luật, bên nhận chuyển nhượng sẽ có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với chiếc xe đã được pháp luật công nhận hợp pháp. 
 
Chi phí sang tên đổi chủ xe ô tô là bao nhiêu?
 
Khi sang tên đổi chủ xe ô tô, các bạn phải chịu 3 loại phí gồm: Lệ phí trước bạ, phí đổi biển số và phí làm giám định hải quan cho xe.
 
1. Lệ phí trước bạ
 
Lệ phí trước bạ là khoản tiền ấn định mà tổ chức, cá nhận phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước theo quy định. Khoản tiền này được nộp tại chi cục thuế.
 
(Nguồn: internet)
 
Đối với ô tô dưới 9 chỗ mua mới, lệ phí trước bạ là 12% giá trị xe tại Hà Nội, 10% tại các tỉnh thành khác. Riêng với xe bán tải, xe van, mức lệ phí trước bạ được áp dụng kể từ ngày 10/4/2019 là 7.2% tại Hà Nội và 6% tại các tỉnh thành khác.
 
Đối với ô tô cũ, lệ phí trước bạ là 2% giá trị xe đã khấu hao. Tỷ lệ tính lệ phí trước bạ cho ô tô cũ dựa trên thời gian sử dụng (kể từ năm sản xuất - năm sản xuất sẽ được tính là 1 năm) theo tỷ lệ phần trăm giá trị xe mới cùng loại. Cụ thể:
 
 
 
 
Do lệ phí trước bạ xe ô tô được tính dựa theo giá trị xe tại thời điểm đang sử dụng và đời xe nên xe càng cũ thì giá trị được tính càng thấp. Chẳng hạn, một chiếc ô tô đời 2016 có giá trị lúc mua mới là 500 triệu đồng, sau 3 năm sử dụng, giá trị giảm còn 350 triệu đồng (khấu hao còn 70% giá trị lúc mua mới: 70%*500tr = 350tr), mức phí trước bạ sẽ tính là 2% giá trị xe còn lại (tức 350 triệu đồng), do đó người mua phải đóng 7 triệu đồng tiền thuế trước bạ.
 
2. Phí đổi biển số
 
Loại phí này thu dựa trên Thông tư 53/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính về mức thu đối với các loại phương tiện khi đăng ký mới, sang tên đổi chủ. Ví dụ, tại Hà Nội, các xe đăng ký mới hoặc sang tên sẽ được cấp biển kiểm soát 5 số với lệ phí rất thấp. Nếu chiếc xe đã có biển 5 số thì khi sang tên chỉ mất 50.000 đồng. Nhưng chi phí biển xe ô tô từ tỉnh lẻ về Hà Nội và chi phí cấp biển xe ô tô mới là 20 triệu đồng. Nếu đổi biển 4 số sang 5 số thì phí phải nộp là 150.000 đồng.
 
(Nguồn: internet)
 
Sau khi hoàn thiện hồ sơ và tập hợp đầy đủ các giấy tờ cần thiết, bạn đến các điểm đăng ký xe của phòng CSGT để nộp và sẽ được giải quyết trong thời gian từ 2 - 3 ngày, trừ thứ 7 và chủ nhật.
 
3. Phí làm giám định hải quan cho xe
 
Giám định hải quan chỉ thực hiện đối với xe nhập khẩu và được miễn đối với xe lắp ráp trong nước. Bạn cần mang xe đến cơ quan kiểm định xe. Tại đây, họ sẽ kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ gốc nhập khẩu của chiếc xe xem các thông tin thể hiện chính xác không, xe đã hoàn thành thủ tục thông quan chưa, số khung số máy, đóng thuế nhập khẩu chưa,...
 
Theo những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô, chi phí cho dịch vụ giám định hải quan là 1 triệu đồng/xe.
 
Mức phạt khi chậm hoặc không sang tên đổi chủ ô tô
 
Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày, tính từ thời điểm ký hợp đồng mua bán, cho tặng, thừa kế xe, người mua xe ô tô hoặc người nhận xe phải đến cơ quan đăng ký xe (cà vẹt xe) đang quản lý chiếc xe đó để làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (cà vẹt xe).
 
Hành vi không sang tên đổi chủ xe ô tô sẽ bị phạt theo mức tiền nêu tại Khoản 5 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cụ thể:
 
"Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô."
 
Như vậy, nếu trong thời hạn 30 ngày vẫn chưa làm thủ tục sang tên, bạn có thể bị phạt từ 1 triệu đồng - 2 triệu đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt 1 triệu đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt mức 2 triệu đồng. Nếu không có tình tiết giảm nhẹ/tăng nặng thì phạt 1,5 triệu đồng.
 
Lưu ý thêm, theo quy định, cán bộ và chiến sĩ công an trong quá trình tuần tra, kiểm soát không được dừng xe để kiểm tra lỗi vi phạm không làm thủ tục đăng ký sang tên xe. Nhưng khi người điều khiển xe vi phạm các lỗi khác thì trong quá trình kiểm tra có thể bị xem xét, xử lý thêm lỗi không sang tên xe (người điều khiển xe sẽ chịu trách nhiệm nộp phạt thay cho chủ xe nếu xe đi mượn).
 
Theo oto
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng