+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Tự rửa khoang máy tại nhà: Việc đơn giản nhưng đừng để mắc sai lầm

Cập nhật: 14:52 13/07/2021
Khoang máy bẩn sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tản nhiệt, tăng mức tiêu hao nhiên liệu và khiến các bộ phận bên trong nhanh xuống cấp.
 
Sau một thời gian sử dụng, khoang máy của ô tô sẽ có dấu hiệu bị bụi bẩn, xuống cấp tùy thuộc vào điều kiện sử dụng của chủ xe. Thông thường, các chủ xe sẽ đem xe đi rửa khoang máy sau mỗi 3-6 tháng phụ thuộc vào mức độ bẩn của khoang máy. 
 
Khoang máy được coi là "trái tim" của một chiếc xe, nhưng đây lại là nơi lý tưởng để các loại gặm nhấm trú ngụ. Bên cạnh đó dị vật như cành cây, sỏi đá, rác cũng rất dễ len lỏi vào bộ phận này. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả hoạt động của động cơ mà tồn tại nguy cơ cháy nổ cao. 
 
 
 
Không chỉ vậy, vệ sinh khoang máy thường xuyên giúp chủ xe phát hiện được các vấn đề hỏng hóc của các bộ phận bên trong, hệ thống điện, lọc gió hay những chi tiết nhỏ như dây curoa, gioăng cao su, đinh vít bị hoen gỉ và thậm chí là sự xuất hiện các loại động vật, côn trùng.
Mặc dù rửa khoang máy có vai trò quan trọng nhưng không ít tài xế bỏ qua việc làm này. Thậm chí không cần tới trung tâm rửa xe chuyên nghiệp, chủ xe vẫn có thể tự rửa xe tại nhà bằng hướng dẫn sau đây: 
 
Chọn thời điểm thích hợp
 
Khoang động cơ là bộ phận khá nhạy cảm do vậy tài xế không nên để ẩm ướt quá lâu. Tài xế nên chọn những hôm có thời tiết nắng ráo hoặc có gió để làm khô khoang máy nhanh. 
 
Khi đi xa về, tài xế nên để khoang máy tự nguội trong khoảng 30 phút trước khi tiến hành rửa xe. Việc này không chỉ hạn chế bị bỏng mà còn giúp các bộ phận khác như van, đường ống bằng cao su, dây đai không bị co, rạn nứt do quá trình thay đổi nhiệt độ đột ngột.
 
 
 
Sau đó, tài xế nên loại bỏ hết các dị vật có trong khoang máy như rác, lá cây khô lọt vào khoang động cơ. Trong quá trình này, tài xế quan sát xem có chuột hay các loại động vật khác còn cư ngụ trong xe không?
 
Che chắn các bộ phận quan trọng
 
Khi rửa khoang máy, tài xế nên che chắn các bộ phận nhạy cảm chẳng hạn như ắc-quy, bộ điều khiển động cơ. Một số người cho rằng các chi tiết trên xe hơi có thể tự kháng nước và việc bọc các mạch điện là thừa thãi. Tuy nhiên, việc này giúp bạn dễ dàng làm sạch và ít rủi ro hơn.
 
 
 
Bên cạnh đó, tài xế cũng nên chú ý bọc các bộ phận quan trọng như cổ hút gió, máy phát điện để tránh nước xâm nhập gây hư hỏng.
 
Tẩy sạch dầu mỡ thừa bám lại
 
Sai lầm thường gặp khi rửa khoang máy tại nhà là các chủ xe hay sử dụng xà phòng, nước rửa chén để làm sạch dầu nhờn. Tuy nhiên, các chất này có thể làm ăn mòn các chi tiết kim loại và làm các bộ phận khác nhanh xuống cấp. Vì vậy, tài xế nên dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để bảo vệ khoang máy. 
 
 
 
Tùy thuộc mức độ bẩn của động cơ, có thể không cần phải cọ rửa. Tuy nhiên, một số khu vực như nắp van có thể có nhiều dầu và bụi bẩn. Lúc này, tài xế hãy sử dụng một bàn chải nhỏ với lông tổng hợp, không nên dùng bàn chải có đầu bằng kim loại.
 
Tiến hành xịt rửa
 
Tài xế nên sử dụng các vòi phun dạng chùm có áp suất cao để rửa khoang máy. Tiến hành xịt đến hết các ngóc ngách để loại bỏ bụi bẩn. Không nên xịt trực tiếp lên mạch điện hay bình ắc quy hay các khu vực đã được che chắn. Sử dụng bàn chải để đánh sạch các bụi bẩn còn sót lại và dùng khăn khô để thấm hết nước đọng.
 
 
 
Ngoài cách tự rửa khoang máy tại nhà, người dùng có thể đến các trung tâm chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp để rửa xe được kỹ càng và sạch sẽ hơn.
 
Theo anh Nguyễn Đức Cảnh, quản lý Trung tâm chăm sóc xe hơi DPPRO, địa chỉ 590 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ, phương pháp trung tâm anh sử dụng rửa khoang máy bằng hơi nước nóng kết hợp với sử dụng hóa chất. Phương pháp giúp rửa sạch khoang máy được nhanh gọn và kỹ càng hơn, bên cạnh đó khoang máy cũng nhanh khô ráo hơn so với phương pháp rửa xe truyền thống. 
 
Lau khô các bộ phận
 
 
 
Nếu có sẵn máy khí nén, tài xế có thể thổi khí để làm sạch khoang máy nhanh hơn. Còn không có hãy dùng khăn khô lau sạch bên trong. Việc làm này không chỉ làm sạch hết nước mà còn cả bụi bẩn bên trong còn xót lại. Sau khi làm khô, tài xế cũng nên nổ máy khoảng 2-3 phút để kiểm tra hoạt động của cầu chì, IC và làm khô hẳn bên trong.  
 
Kiểm tra lần cuối
 
 
 
Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng ô tô, khi hoàn tất, bác tài có thể tháo các túi nhựa và các dụng cụ che chắn. Để rửa khoang máy động cơ đúng cách là phải thường xuyên rửa định kỳ. Điều này sẽ làm sạch dầu và các chất dư thừa nhanh hơn. Ngoài ra còn có thể phát hiện được các lỗi hỏng hóc và sự xâm nhập của côn trùng, động vật.
 
Theo oto
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng