+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

BYD làm được 1 việc mà "vua xe điện" không thể

Cập nhật: 19:36 25/09/2023
Trong gần 2 thập kỷ, BYD có tới hơn 13.000 bằng sáng chế, còn Tesla chưa tới 900.
 
Trong khi Tesla (thương hiệu được coi là hàng đầu ngành) thường xuyên nghiên cứu và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến - vốn rất khó để bắt chước, đối thủ BYD từ Trung Quốc lại có số lượng bằng sáng chế nhiều gấp 16 lần, được coi là một tấm khiên pháp lý bảo vệ các nghiên cứu về công nghệ pin.
 
 
BYD có số bằng sáng chế nhiều hơn Tesla 16 lần.
 
Tính từ lúc được thành lập vào năm 2003 tới năm 2022, Tesla đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho 836 sáng chế; cùng khoảng thời gian này, đối thủ BYD từ Trung Quốc lại có hơn 13.000 bằng sáng chế, tức gấp 16 lần so với Tesla. Một luật sư về sở hữu trí tuệ, ông Hideto Kono, nhận định rằng với một đơn vị có quy mô cỡ Tesla thì số bằng sáng chế "ít nhất phải gấp 10 lần như vậy".
 
Trong số hơn 13.000 bằng sáng chế của BYD thì có hơn một nửa liên quan đến pin dùng cho xe điện. Với những cải tiến này, BYD có thể tự sản xuất pin mà không cần nhờ tới một nhà cung cấp khác, từ đó giúp giảm chi phí sản xuất của pin nói riêng và xe điện nói chung. Đây thực ra lại là một điều mà Tesla chưa làm được. Dù có nghiên cứu và phát triển các loại pin khác nhau nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng, nhưng Tesla đang dựa vào nhiều nhà cung cấp pin khắp thế giới, như: CATL, LG Energy Solutions, Panasonic, hay thậm chí cả BYD.
 
Lý do khiến BYD rất quan tâm tới việc bảo vệ chất xám của mình là bởi các đơn vị khác hoàn toàn có thể học được công nghệ của BYD bằng cách tháo pin của hãng ra nghiên cứu. Vì thế mà việc đăng ký sở hữu trí tuệ và được bảo vệ là điều rất được hãng quan tâm.
 
Thế mạnh của BYD có mối liên hệ mật thiết với loại pin LFP họ dùng, vốn có chi phí sản xuất thấp hơn các loại pin Li-ion khác. Ngược lại, các nhà sản xuất pin của Nhật, Hàn lại thường làm các loại pin sử dụng các kim loại đắt tiền như niken, côban.
 
Bên cạnh đó, BYD cũng ứng dụng phương pháp sản xuất tân tiến trên nền tảng e-platform 3.0 mà nhiều hãng xe điện đang làm, đó là tích hợp pin vào khung gầm của xe thay vì lắp pin vào một pack riêng biệt rồi mới bắt vào khung.
 
 
BYD cung cấp pin LFP cho những chiếc Tesla Model 3 sản xuất ở nhà máy Thượng Hải.
 
Tesla lại có một hướng tiếp cận khác trong việc cải tiến xe. Họ cố gắng tối ưu công nghệ sản xuất và phần mềm. Những cải tiến này thường xảy ra với nhà máy chứ không thực sự nằm ở chiếc xe mà có thể bị các đơn vị khác phỏng theo.
 
Đăng ký và được công nhận sở hữu trí tuệ (trong một khoảng thời gian nhất định) giúp đơn vị sở hữu an tâm sử dụng, nhưng hồ sơ nộp lên lại chứa toàn bộ thông tin chi tiết, khiến cho các đơn vị khác có thể làm lại theo một phương thức khác. Trong khi đó, theo luật sư Hideto Kono: "Công nghệ sản xuất thường không được đăng ký".
 
Những cải tiến ở phần mềm vốn sử dụng các thông tin sẵn có được công bố rộng rãi, nên lĩnh vực này ít khi cần tới bằng sáng chế.
 
Tesla hiện được coi là đơn vị đầu ngành trong việc cắt giảm chi phí sản xuất xe điện, với những cải tiến như sử dụng máy đúc/dập siêu lớn (Gigacasting). Với Gigacasting, thay vì hàn nhiều chi tiết kim loại để có được một bộ phận thì máy sẽ đúc và dập một tấm kim loại liền lạc. Ví dụ tiêu biểu chính là mẫu Tesla Model Y, thay vì hàn 171 chi tiết lại thì nay máy đã dập thành 2 chi tiết lớn.
 
Hồi tháng 3, Tesla cũng đã mô phỏng một cải tiến trong sản xuất mà hãng sẽ sớm áp dụng. Tesla gọi phương pháp này là "Unboxed Process" mà hãng cho rằng giống cách các nhà sản xuất máy tính và điện thoại đang áp dụng. Theo đó, thay vì lắp đặt lần lượt từng bộ phận vào khung xe, Tesla sẽ chia một chiếc xe làm 6 cụm; công nhân hoặc robot sẽ lắp ráp từng cụm rồi ghép 6 cụm lại thành một chiếc xe hoàn chỉnh.
 
Theo autopro
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng