+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Khi vào cua, phanh thế nào cho đúng

Cập nhật: 09:41 11/03/2016

Phanh khiến bánh xe khó kiểm soát hơn lúc vào cua vì quán tính sẽ ảnh hưởng đến lực cản ma sát, xin hỏi phanh thế nào cho an toàn ở tình huống này (Ngọc Mai).

 

Ý kiến bạn đọc (18)
Trước khi vào cua nên giảm tốc độ cho hợp lý. Việc phanh khi xe đang ôm cua là rất nguy hiểm dẫn đến việc lật xe. Nếu lỡ ôm cua với tốc độ hơi cao thì nên nhả chân ga và kiểm soát tốt tay lái. Đừng nghĩ tới chuyện phanh gấp khi xe đang ôm cua trừ trường hợp bất khả kháng.
N.Nam - 09:44 11/03/2016
Người hỏi không nói là sử dụng ôtô hay xe máy khiến mọi người trả lời cũng khó. Nhưng nói chung cả ôtô và xe máy khi vào cua đều cần giảm tốc trước cua. hạn chế tối đa dùng phanh trong cua và tăng ga nhẹ, đều để xe bám đường hơn và duy trì tốc độ tốt. Tuy nhiên nếu gặp trường hợp cần phải phanh thì: 1. với ôtô thì nhả ga, phanh nhẹ nhàng, mạnh dần. 2. với xe máy: khuyến cáo chỉ nên dùng phanh sau. giảm ga từ từ. nếu dùng phanh trước và giảm ga nhanh sẽ mất khả năng bám đường của bánh trước, xe dễ bị đổ. tốc độ thấp hơn 25km/g thì có thể kết hợp phanh trước. Chút góp ý với bạn.
Trung FA - 09:46 11/03/2016
Điều đâu tiên phải giảm tốc độ giảm chân ga . Tốc độ nào số đó . Phanh ABS hay không ABS cũng vậy thôi bạn phải rà nhẹ phanh nhấp nhả liên tục đừng miết phanh dể ghây ra mất lái . Đối với khúc cua gấp gặp trời mưa trơn chượt thì về số thấp nhất mà đi cho an toàn
Hai Long - 09:43 11/03/2016
@Hai Long: nhấp nhả chả ảnh hưởng gì đến ABS đâu nhá mà các bác cứ phán, nói chung cứ phanh nhiều đi rồi cảm nhận cái phản hồi của ABS nhiều, sẽ hiểu nó hoạt động như nào và việc nhấp nhả ko hề làm ABS bị loạn. Chắc chắn luôn
BDS - 09:43 11/03/2016
Vào cua thì kéo thắng tay, vô lăng để im 1 góc 30 độ, tốc độ vừa phải đừng để lật xe, cái này dân đua xe gọi là drift
Vũ Hùng - 09:43 11/03/2016
Khi ôm cua bóp thắng tay vừa nhẹ thôi, kết hợp với thắng chân, đạp thắng chân mạnh từ từ
HânVT - 09:44 11/03/2016
Nguyên tắc cơ bản : càng chậm càng an toàn và cua bên nào ôm sát bên đó VD : cua trái ôm sát trái , cua phải ôm bên phải >> mục đích không lấn làn đường xe khác Với số tự động ( AT ) . Thứ 1 : bỏ chân ga để giảm tốc độ > đánh xi nhan > rà thắng > tài mới thì 20 km đổ lại cua đẹp . Tài cũ 30 km đổ lại , chạy 1 mình tùy hứng kakaka Muốn tập cua cứ bỏ ly nước gần đầy hoặc bình nhớt trong xe , nếu cua nước không đổ ra ngoài hoặc bình nhớt không bị sàng mạnh về 1 bên là đẹp . Nói túm lại : Chị cứ chạy riết rồi quen , nhiều lúc em chạy 1 mình cua gấp xe nó sàng đít cho nó phiêu :)) cũng chả sao .
John Tran - 09:45 11/03/2016
Bạn nên về số kết hợp với rà phanh trước khi xe vào cua.khi đã vào cua thì nên giữ ổn định tốc độ.không nên gỡ số về mo để vào cua vì sẽ khó kiểm soát.
Le Trung - 09:45 11/03/2016
Kiểm soát tốc độ cho phù hợp cho cái cua đó trước khi vào cua, khi vận tốc còn quá nhanh thì lực ly tâm càng lớn nếu phanh rất dễ mất kiểm soát. Nếu đường trơn trợt, cát soải... xe dễ không thích chạy trên đường mà thích chạy trong bụi.
dede - 09:44 11/03/2016
Trong bất kỳ trường hợp nào thì trước khi "vào cua", thì cần giảm tốc độ, tốc độ này phải phù hợp sao cho xe chạy bình thường(không cần phanh) trong vòng cua, mà không có nguy cơ xe bị văng ra ngoài vòng cua, theo lực ly tâm, nhất là đối với vòng cua hẹp, thì tốc độ an toàn của xe 4 chỗ- xe 7 chỗ là 30 Km/h đến 40 Km/h. Chúc các bạn lái xe tốt!
Hoang Minh - 09:42 11/03/2016
Cách vào cua của mình: -Gần đến khúc cua, thì ngớt ga, đệm phanh cho tốc độ chậm lại khoảng 5-10km/h, lùi về 1 số ( hoặc đi số hợp lý với tốc độ) vừa vào cua thì tăng nhẹ ga lên lại. Lúc đó lực ly tâm, và lực quán tính gần như bị triệt tiêu. Cách đó là vào cua chủ động hơn, tuyệt đối ko cắt côn hoặc ra mo lúc vào cua. Đó là kinh nghiệm chạy xe tải nặng của mình ( hàng nặng và chất hàng cao ). Bạn nào có cách vào cua hay thì chia sẻ cho mọi người học tập.
Tran Chien - 09:43 11/03/2016
Thắng nhẹ, đạp côn, đổi số, nhả thắng, nếu như cảm nhận chưa an toàn thì lại thắng nhẹ, đạp côn đổi số
1233 - 09:45 11/03/2016
thường thì lúc mình đi nhanh khi gần đến cua là giảm ga mớm phanh rồi ,còn vào cua thì lại mớm ga .gặp chướng ngại vật mới phanh
oneone - 09:42 11/03/2016
Khi vào cua trái thì vẫn giữ tốc độ hơi đánh lái trái rồi kéo phanh tay đánh lái phải thật nhanh đồng thời tăng ga mạnh đảm bảo bạn vào cua rất đẹp
Văn Khánh - 09:44 11/03/2016
Đối với từng loại xe chứ không phải xe nào cũng ôm cua và phanh được đâu.Xe nào có cảm biến góc lái và phân bổ lực phanh điện tử tới từng bánh xe mới phanh được khi ôm cua.Còn xe không có hoặc mới chỉ có cân bằng điện tử thì cách tốt nhất phanh trước khi cua và về số.Còn khi ôm cua thì đạp ga thậm chí tăng ga để xe không bị tròng trành nhất là xe cao như xe khách Tại sao,với 1 cái xe bình thường,chỉ có ABS 2 bánh trước thì khi đạp phanh khi ôm cua rất dễ có hiện tượng trượt ngang bởi lực phanh 2 bánh trước đều nhau và lớn hơn lục cho 2 bánh sau là tang trống.Khi ôm cua trái thì bánh bên phải sẽ chịu lục dồn của trọng lượng xe lớn hơn bánh bên kia nên dễ bị trượt.Thế nên dù xe có hay không có hỗ trợ lái thì nên phanh trước khi vào cua Còn đối với xe cao cấp có EBD tới từng bánh và cảm biến góc lái cho lực phanh tùy theo góc lái thì mới vừa chạy nhanh vừa cua vừa phanh mà xe vẫn chạy trong vạch liền Còn khi cua tùy từng loại xe.Xe có 1 cầu lại là cầu sau khi ôm cua chỉ cần nhả chân ga là xe tròng trành.Nếu xe có cân bằng điện tử thì thay vì đạp phanh thì đạp thêm ga giúp xe cân bằng lại trọng lượng trục trước và sau.Khi đạp ga,xe cầu sau khi cua bên nào bân đó mất truyền lực nên chỉ có 1 bánh bên kia chạy,thế nên cần đạp ga cho bánh kia đẩy xe đi,kết hợp với phanh chéo của hệ thống ESP sẽ làm xe không bị thiếu lái khi ôm cua
Quang Anh - 09:46 11/03/2016
Nói đủ thì dài lắm nhưng nói sơ bộ là bám mép cua, chọn apex (đỉnh cua), rà phanh lùi số, chuyển trọng tâm cơ thể về góc cua (dịch hông) sau đó nhả phanh và ôm cua thật ngọt ngào. Vậy thôi!
Hoang Nghia - 09:46 11/03/2016
12
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng