+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Đừng gọi là 'ô tô điên', hãy xem nguyên nhân của việc mất phanh

Cập nhật: 07:32 21/11/2017

Thời gian qua, tình trạng xe ô tô mất phanh khá phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân dẫn của nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người.

Trong vận hành xe ô tô thì phanh là một trong những bộ phận quan trọng nhất đảm bảo an toàn cho người lái xe, chỉ cần một sự cố nhỏ của hệ thống này có thể dẫn đến những tai nạn giao thông vô cùng nguy hiểm. Mất phanh là hiện tượng hệ thống phanh/hãm xe mất tác dụng không còn khả năng làm giảm tốc độ của xe, hãm hay dừng xe.

Mới đây, tại Bình Định đã xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 6 người bị thương. Theo lời khai của tài xế ô tô, do xe mất phanh nên đã tông vào cặp vợ chồng đi xe máy cùng chiều, khiến 2 người văng xuống đường bất tỉnh. Sau đó ô tô tiếp tục húc 5 xe máy khác trước khi dừng lại.

Ô tô bị mất phanh gây tai nạn khiến 6 người bị thương.

Việc xe mất phanh thường hay xảy ra trong trường hợp xe đổ đèo dốc dài vì người lái xe hay phải sử dụng phanh nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều lý do gây ra hiện tượng “mất phanh” nhưng lý do chính là hệ thống phanh trên xe không đạt tiêu chuẩn an toàn do không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, má phanh có thể bị mòn nhiều, bị trơ, thiếu dầu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị rò rỉ,...

Người sử dụng xe phải đảm bảo đúng chế độ bảo dưỡng định kỳ của nhà sản xuất. Đặc biệt trước các chuyến đường dài hay đường đèo dốc, xe cần phải được kiểm tra kỹ hệ thống an toàn nói chung, thay dầu thường xuyên, sac ắc quy đều đặn, chặn các vết nứt bằng máy hàn nhựa trên vỏ xe để tránh những sự cố không cần thiết và hệ thống phanh nói riêng.

Theo các kỹ sư về ô tô, dấu hiệu nhận biết má phanh hỏng là lúc mới mua xe ôtô thì phanh xe rất êm, khi sử dụng một thời gian bạn sẽ thấy ngay sự thay đổi. Má phanh thường là chi tiết dễ hỏng hóc nhất trong hệ thống phanh, mấy bạn có thể kiểm tra bằng cảm nhận mỗi lần phanh hoặc bằng mắt thường. Nếu có tiếng két két nghe như tiếng cọ kim loại thì rất có thể má phanh đã mòn, bị đọng cát bụi hoặc nước.

Bên cạnh đó, nếu xe có dấu hiệu "tự lái", tức là xe có xu hướng tự lệch sang trái, sang phải khi chạy hoặc phanh, là do má phanh bị kẹt. Trường hợp xe rung, độ rung dội trở lại tới chân phanh. Thông thường, đĩa phanh sẽ không rung, chỉ trừ những trường hợp rất khắc nghiệt như đĩa bị nóng đỏ do rà phanh khi đổ đèo liên tục.

Ngoài ra, nếu chân phanh khi ăn, khi không thì tức là đã có vấn đề với hệ thống phanh như rò rỉ dầu, không khí, má phanh không đều, dầu phanh bẩn...

Khi xe mất phanh thì cần thật bình tĩnh, lập tức quan sát 4 phía, ước đoán độ rộng của đường và lượng xe đang lưu thông phía trước. Tiếp đến là việc tìm đường cứu sinh được thiết kế giành cho xe mất phanh. Trong trường hợp bạn không tìm được đường cứu sinh thì bạn cần hành động theo trình tự sau: liên tục giậm mạnh chân để ép không khí ra khỏi hệ thống dầu. Khi thấy phanh dậm sát sàn, hệ thống ABS sẽ kích hoạt. Trong nhiều trường hợp, hệ thống phanh sẽ hoạt động trở lại và hỗ trợ bạn.

Cách xử lý mất phanh đối với xe số sàn: Kéo phanh tay với một lực vừa phải tránh khóa bánh sau và thực hiện thao tác đạp côn ra số N. Lúc này, vận tốc xe sẽ bất ngờ vọt lên nên bạn phải thao tác thật nhanh. Đạp mạnh ga để động cơ đồng tốc với tốc độ, dậm côn nhanh và dồn số 2. Tiếp tục thao tác như vậy để dồn về số 1. Lúc này, do tốc độ ở số 1 khá chậm nên bạn có thể cho xe vào sát lề và kéo mạnh phanh tay để xe dừng lại.

Với xe số tự động: Một số xe có mặc định khi tốc độ quá cao thì hộp số sẽ tự nhảy số. Do đó, bạn sẽ gặp khó khăn nếu muốn trả về số nhỏ. Trong trường hợp này, bạn hãy kéo phanh tay, kết hợp đánh tay lái qua lại (zigzac) để kích hoạt hệ thống cân bằng điện tử EBD và giảm tốc độ xe. Lúc này bạn có thể mới về được số, tiếp tục thao tác như vậy để trả về số nhỏ hơn. Bạn cần lưu ý rằng đừng cố trả về số R hoặc P vì hộp số được thiết kế để bạn không về được những số này khi xe di chuyển tốc độ cao. Bạn tuyệt đối không được tắt động cơ vì như vậy các hệ thống như trợ lực lái, trợ lực phanh, ABS, EBD,... sẽ bị vô hiệu hóa, tài xế sẽ không còn làm chủ được xe.

Theo VietQ

Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng