+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Kỹ năng lái xe lội nước cho xế hộp

Cập nhật: 12:30 14/05/2021
Thời tiết và khí hậu biến đổi thất thường, đặc biệt mùa mưa bão khiến việc đi lại của nhiều người gặp nhiều khó khăn. Với cánh lái xe ô tô, đường ngập nước là nỗi ám ảnh thực sự thời gian vừa qua.
 
 
Điều khiển xe qua vùng nước ngập được xem là điều tối kỵ và hầu hết nhà sản xuất ô tô không khuyến khích điều này. Chỉ những mẫu SUV tầm trung hay xe bán tải được nhà sản xuất thiết kế dành riêng cho nhu cầu off-road, mới được bổ sung tính năng này. Tuy nhiên, để có thể giúp xe sống xót qua vùng nước ngập, người lái cũng phải được trang bị những kỹ năng lái xe cần thiết.
 
1. Xác định mực nước ngập
 
Điều đầu tiên, bạn phải quan sát các xe đi cùng chiều phía trước để xác định độ sâu của đoạn ngập phía trước. Nếu nước ngập dưới nửa bánh xe, đoạn đường phía trước tương đối an toàn để xe có thể di chuyển. Nếu ngập sâu hơn, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Ngoài ra nếu không có xe di chuyển phía trước, người lái cần ra ngoài xe để thăm dò trước độ sâu đoạn ngập, nhằm đưa ra quyết định đi tiếp hay dừng lại.
 
 
Nếu xe bạn đang sử dụng là một chiếc sedan gầm thấp, lựa chọn tốt nhất là dừng lại bên đường, chờ nước rút để có thể đi tiếp. Nếu xe của bạn là những chiếc SUV và bán tải gầm cao, bạn có thể cho xe lội nước nhưng không được quá khuyến cáo của nhà sản xuất.
 
Thông thường, mực nước ngập thấp hơn cạnh dưới đèn pha sẽ đảm bảo an toàn cho tất cả mẫu xe gầm cao. Mức giới hạn trên sẽ giúp tránh nước tràn qua lưới tản nhiệt và lọt vào họng hút gió của động cơ, gây ra hiện tượng chết máy. Nếu nghiêm trọng hơn, động cơ có thể bị thủy kích.
 
2. Di chuyển khu vực có mặt đường cao nhất
 
Bề mặt đường được thiết kế không bằng phẳng và thường xuôi dần về hai bên, giúp nước thoát nhanh hơn khi trời mưa. Chính điều này vô tình tạo nên bề mặt gần tim đường cao hơn, đồng thời khu vực này cũng sẽ có mức ngập thấp nhất.
 
 
Nếu điều kiện giao thông thuận lợi, người lái nên cố gắng điều khiển xe đi vào phần đường này, tận dụng tối đa mặt đường, tránh thiệt hại tối đa cho xe khi đi qua đoạn ngập nước.
 
3. Tắt các thiết bị phụ tải không quan trọng
 
Người lái nên tắt hệ thống điều hòa, hệ thống giải trí trên xe. Điều này giúp tránh các nguy cơ chập điện nếu trong khoang động cơ có các sự cố rò rỉ nguồn điện. Ngoài ra, các cánh quạt của hệ thống điều hòa gặp trở lực lớn khi hoạt động trong nước, đồng thời rác lẫn trong nước có thể gây tổn hại thậm chí gãy chi tiết này.
 
 
Hệ thống điều hòa hoạt động cũng gây hao hụt công suất nhất định, do đó để động cơ có công suất cao nhất, người lái có thể kết hợp tắt điều hòa kết hợp hạ cửa kính xuống một chút khi đi qua đoạn đường này.
 
Ngoài ra, người lái cũng có thể tháo lọc gió ra khỏi động cơ, nếu có thể xoay hướng họng lấy gió lên trên cao nhất có thể, nhằm loại trừ trường hợp nước tràn qua nắp ca-pô và vào động cơ.
 
4. Điều khiển xe một cách thận trọng
 
Người lái nên điều khiển xe qua vùng nước ngập ở tốc độ vừa phải, giữ đều ga và chọn số thấp. Với xe số tự động, người lái nên chuyển sang chế độ bán tự động (+/-), để hạn chế hộp số chuyển lên cấp số cao hơn có tỉ số truyền thấp hơn. Nếu hộp số không có chế độ bán tự động (+/-), chúng ta có thể dùng các số L, 1, 2 hoặc D1, D2 tùy vào hãng xe để giới hạn các cấp số thấp. Với xe số sàn, người lái có thể tùy chỉnh ở 2 cấp số 1 và 2 nếu có thể di chuyển với tốc độ cao hơn.
 
 
Luôn duy trì khoảng cách an toàn so với xe trước. Điều này sẽ giúp hạn chế lực cản từ những xe ngược chiều và có thể gây nên những đợt sóng nước tràn qua nắp ca-pô vào động cơ. Tương tự, người lái cũng tránh đáp thốc ga, hay tăng tốc đột ngột, có thể gây ra hiệu ứng ngược tương tự, dễ gây nên tình trạng chết máy và nước lọt vào động cơ. Ngoài ra, chúng ta có thể làm văng nước lên những phương tiện hai bánh hoặc xe thô sơ đang đi bên cạnh.
 
5. Kiểm tra xe sau khi qua đoạn ngập
 
Sau khi qua được đoạn ngập, người lái không nên vội di chuyển tiếp tục, thay vào đó kiểm tra một vòng quanh xe xem có bị tổn hại hay rơi rụng phụ kiện hay chi tiết nào không? Nhiều mẫu xe đã rơi mất biển số khi đi qua các đoạn ngập ở Hà Nội mà không hề hay biết.
 
 
Ngoài ra, rác, lá cây hay túi ni-lông lọt vào bên trong động cơ, hốc hút gió hay dưới gầm xe cũng cần được lấy ra ngoài, để tránh các hư tổn có thể xảy ra cho chiếc xe. Hệ thống phanh tang trống trên các xe phổ thông hay đời cũ cũng cần được thoát nước tối đa trước khi tiếp tục di chuyển.
 
Trên đây là năm kỹ năng cần thiết khi di chuyển qua đoạn đường ngập nước. Ngoài ra, lời khuyên tốt nhất là người lái nên tìm hành trình thay thế nếu có thể được, và chỉ đi qua đoạn đường ngập nước khi không còn lựa chọn nào khác và cần chắc chắn các hệ thống điện trong xe đã được bảo vệ kĩ lưỡng.
Theo danhgiaxe
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng