Lợi dụng sự cả tin, mất cảnh giác của nhiều cá nhân cũng như một số tổ chức tín dụng, các đối tượng đã tha hồ thi thố tài năng lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lên tới cả chục tỷ đồng. Cũng phải nói, thủ đoạn của chúng lần đầu xuất hiện, khiến bị hại không thể ngờ tới…
Lợi dụng sự cả tin, mất cảnh giác của nhiều cá nhân cũng như một số tổ chức tín dụng, các đối tượng đã tha hồ "thi thố tài năng" lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lên tới cả chục tỷ đồng. Cũng phải nói, thủ đoạn của chúng lần đầu xuất hiện, khiến bị hại không thể ngờ tới…
Lợi dụng sự cả tin, mất cảnh giác của nhiều cá nhân cũng như một số tổ chức tín dụng, các đối tượng đã tha hồ "thi thố tài năng" lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lên tới cả chục tỷ đồng. Cũng phải nói, thủ đoạn của chúng lần đầu xuất hiện, khiến bị hại không thể ngờ tới…
Đăng ký hộ, chiếm luôn tiền thuế, phí
Mới đây, lực lượng điều tra hình sự Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) vừa điều tra khám phá một đường dây chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc mua bán xe hơi với thủ đoạn rất tinh vi.
Theo một điều tra viên Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Thường Tín, thời gian trước các đối tượng thường sử dụng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu "xế hộp" như thuê xe tự lái rồi cầm cố hoặc sử dụng giấy tờ giả để bán xe lậu, xe trộm cắp...
Tuy nhiên, thời gian gần đây trên địa bàn huyện lại xảy ra một thủ đoạn khá "dị". Đối tượng lợi dụng tâm lý ngại, lười đi đăng ký, đăng kiểm của một số bị hại để bày ra màn kịch đăng ký giúp nhằm chiếm đoạt thuế, phí. Do giá trị của chiếc xe khá lớn nên số tiền các đối tượng chiếm đoạt cũng lên tới nửa tỷ đồng mỗi phi vụ.
Trên mạng xã hội, Lê Lệnh Nhất tỏ ra là một nhân viên môi giới mua bán ô tô mát tay.
Tài liệu điều tra ban đầu từ Cơ quan công an, ngày 5/8/2022, Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an huyện Thường Tín nhận hồ sơ đăng ký xe Vinfast Lux A 2.0 của anh Lê Minh Đ. (thường trú tại huyện Thường Tín). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phát hiện tờ phiếu thu có điểm đáng ngờ nên đã liên hệ với Chi cục Thuế huyện Thường Tín để xác minh. Biết hành vi bị bại lộ, đối tượng cầm hồ sơ đã bất ngờ giật hồ sơ bỏ chạy, song nhanh chóng bị khống chế.
Tại Cơ quan công an, đối tượng trên được làm rõ là Lê Lệnh Nhất (sinh năm 1996, tạm trú tại phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội). Nhất vốn là nhân viên một salon ô tô trên địa bàn quận Hà Đông. Thời gian gần đây anh ta thiếu tiền nên đã nghĩ ra thủ đoạn lừa đảo. Đầu tháng 8/2022, Nhất được anh Đ. nhờ nộp thuế trước bạ và làm thủ tục đăng ký biển số xe. Đã chuẩn bị từ trước, Nhất mau mắn nhận lời. Tổng số tiền anh Đ. đưa cho Nhất là hơn 200 triệu đồng.
Nhận tiền, Nhất đã cấu kết với các đối tượng Bùi Tiến Bình (thường trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) và Lê Trọng Hiếu (trú tại phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội) làm giả giấy tờ nộp thuế trước bạ cho anh Đ. nhằm chiếm đoạt số tiền trên.
Nhóm này mua một chiếc xe máy cũ rồi dùng CCCD làm thủ tục sang tên người mua là anh Lê Minh Đ. Tiếp đó Nhất đi nộp thuế trước bạ chiếc xe máy cũ với số tiền chỉ là hơn 30 ngàn đồng.
Có được hóa đơn nộp thuế trước bạ, các đối tượng tẩy xóa thông tin và điền vào đó số tiền hơn 160 triệu đồng rồi kẹp vào hồ sơ đăng ký xe của anh Đ.
Tuy nhiên, thủ đoạn này đã nhanh chóng bị Cơ quan công an lật tẩy. Nhóm đối tượng cũng khai nhận, trước đó đã thực hiện trót lọt 2 phi vụ, chiếm đoạt tổng số tiền lên tới 300 triệu đồng.
Theo một số bị hại, Nhất vốn là nhân viên một salon ô tô có tiếng tại quận Hà Đông, chuyên về dòng xe Vinfast. Đối tượng cũng thể hiện là người chuyên cần, mẫn cán và "mát tay" - khi thường xuyên "chốt đơn" với khách hàng. Tin tưởng nhân viên này, đồng thời với tâm lý ngại mất công mất việc nên khách mua xe thường nhờ Nhất lo thủ tục trọn gói nộp thuế, ra biển, đăng kiểm... với chi phí khoảng vài triệu đồng. Không ngờ lòng tin đã bị đặt sai chỗ.
Đối tượng Lê Lệnh Nhất tại cơ quan công an.
Hiện, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thường Tín đã tạm giữ hình sự đối tượng Lê Lệnh Nhất, truy bắt Lê Trọng Hiếu, đồng thời khẩn trương hoàn thiện hồ sơ vụ án.
Chung tiền mua xe rồi… mất trắng
Nếu như đối tượng Lê Lệnh Nhất lợi dụng sự tin tưởng của chủ xe để chiếm đoạt tiền thuế, phí đăng ký xe thì Phạm Quốc Đoàn (sinh năm 1988, thường trú tại thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) lại có chiêu bài hợp tác làm ăn để chiếm đoạt hàng tỷ đồng của bị hại.
Trong đơn trình báo gửi Công an quận Long Biên (Hà Nội) anh Nguyễn T.P. (thường trú tại phố Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên) cho biết.
Khoảng năm 2020, thông qua một số mối quan hệ xã hội mà anh quen với Đoàn. Đại dịch COVID-19 nổ ra, công việc của anh gặp một số khó khăn thì Đoàn thường xuyên động viên, rủ đi cafe chém gió, khoe có nhiều mối mua bán xe cũ, thu nhập tốt. Tin tưởng vào uy tín của Đoàn, đầu năm 2021 anh P. đã chung vốn buôn xe ô tô cũ. Không ngờ, nhiều lần chuyển tiền để Đoàn mua xe song cuối cùng đều bị gã chiếm đoạt.
Khoảng tháng 6/2021, anh Lê Trọng Toàn (trú tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có nhu cầu mua chiếc xe ô tô nhãn hiệu Huyndai Tucson của anh T. (trú tại TP Hải Dương, Hải Dương) để sử dụng. Do không am hiểu về xe ô tô nên anh Toàn nhờ Đoàn đi xem chiếc xe ô tô trên...
Sau khi xem xe, anh Toàn thỏa thuận mua chiếc ô tô thuộc quyền sở hữu của anh Thắng với giá 820 triệu đồng và đặt cọc 20 triệu đồng. Do không mang theo tiền nên anh Toàn vay của Đoàn 20 triệu đồng để đặt cọc mua xe.
Khoảng 4/5 ngày sau, anh Toàn cùng Đoàn đến gặp anh Thắng để thanh toán tiền và hoàn tất thủ tục mua xe ô tô của anh Thắng. Với ý định lừa anh P., Đoàn đã chụp ảnh chiếc xe ô tô của anh Thắng, gửi cho anh P. và báo giá chiếc xe là 820 triệu đồng, mục đích để anh P. tin là Đoàn cùng với anh P. sẽ mua chiếc xe này để anh chuyển tiền cho Đoàn.
Tin tưởng đối tác, anh P. chuyển cho Đoàn số tiền 400 triệu đồng để chung tiền mua chiếc xe ô tô này với Đoàn. Khi nhận được tiền, Đoàn không mua xe mà chiếm đoạt, tiêu xài cá nhân.
Vụ thứ hai, Đoàn rủ anh P. tiếp tục mua chiếc xe Huyndai Tucson BKS 36A... và báo giá là 800 triệu đồng. Anh P. đồng ý và lại chuyển cho Đoàn 400 triệu đồng để mua xe ô tô trên. Sau khi nhận tiền, Đoàn cũng sử dụng ăn tiêu chơi bời hết sạch.
Quen mui thấy mùi ăn mãi, Đoàn tiếp tục rủ anh P. mua chiếc xe ô tô Ford Everest, BKS: 36A... với giá 345 triệu đồng. Anh P. đã chuyển khoản cho Đoàn 170 triệu đồng và lại bị đối tượng chiếm đoạt.
Ngoài ra, cũng với thủ đoạn trên, Đoàn còn thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của anh P. với việc mua, bán 2 chiếc xe ô tô khác. Hiện, vụ việc đã được Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội thụ lý giải quyết.
Ngân Hàng lĩnh "trái đắng" vì cho vay mua xe
Thượng tá Ngô Văn Đáp, điều tra viên Phòng CSHS Công an TP Hà Nội chia sẻ, nói về những siêu lừa xe hơi thì không thể không nhắc đến Phạm Văn Hảo (sinh năm 1988, thường trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội). Mặc dù bị cụt một tay song Hảo đã cùng với đối tượng Nguyễn Thị Phương Nga (sinh năm 1998, thường trú tại xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, Bắc Giang) và một số đồng phạm khác thực hiện trót lọt hàng chục phi vụ vay tiền của các ngân hàng để mua ô tô, sau đó chiếm đoạt. Số tiền mà Hảo và đồng bọn chiếm đoạt được lên tới hơn 16 tỷ đồng.
Hồ sơ từ Cơ quan công an cho thấy, khoảng đầu năm 2019, do làm ăn thua lỗ, Hảo bàn bạc với Nguyễn Thị Phương Nga xây dựng màn kịch vay mua ô tô trả góp từ các ngân hàng. Chúng phân công phân nhiệm như sau: Nga sẽ tìm và thuê người lứa tuổi từ 20-25 hoặc nhờ người thân quen và yêu cầu họ cung cấp ảnh chân dung. Hảo lên mạng Internet tìm mối làm giả các loại giấy tờ gồm: Giấy CMND, CCCD, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân... để làm hồ sơ vay vốn ngân hàng mua xe hơi.
Quái chiêu hơn, khi đã được giải ngân và nhận xe, Hảo, Nga và các đồng phạm tiếp tục làm giả giấy đăng ký ô tô để thế chấp vào ngân hàng khác hoặc cầm cố cho các cá nhân để vay tiền rồi chiếm đoạt. Với thủ đoạn trên, trong khoảng 3 năm, đường dây do Hảo cầm đầu đã chiếm đoạt hơn 16,5 tỷ đồng của hàng chục ngân hàng và 5 cá nhân.
Đơn cử một phi vụ nhóm đối tượng lừa Ngân hàng Bắc Á và TPBank. Hảo đặt mua trên mạng giấy CMND mang tên Mai Văn Đại rồi thế vào ảnh chân dung của đối tượng Phạm Đức Huỳnh. Hảo cũng đặt mua giấy tờ giả gồm CCCD, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp đồng cho thuê xe ô tô mang tên Mai Văn Đại rồi đưa cho Nga.
Tiếp đó, Hảo liên hệ với nhân viên CTCP ô tô Trường Hải để mua chiếc xe Fuso Rosa với giá 1,01 tỷ đồng. Hảo lấy tên Mai Văn Đại liên hệ với anh Hoàng Minh Đ. (sinh năm 1987, nhân viên Ngân hàng Bắc Á, chi nhánh Thăng Long) để vay vốn mua ô tô. Đối tượng cũng cung cấp cho anh Đ. hồ sơ vay vốn nhưng tất cả đều là giấy tờ giả.
Ngân hàng Bắc Á sau đó phát hành công văn bảo lãnh cho khoản tiền mua xe ô tô gửi Công ty Trường Hải. Nhận được văn bản này, Công ty Trường Hải đã bán chiếc ô tô trên cho Hảo.
Theo kế hoạch, Phạm Đức Huỳnh (sinh năm 1992, trú ở Nam Định và là bị cáo trong vụ án) đóng giả là Mai Văn Đại để đi cùng anh Đ. làm thủ tục đăng ký xe tại Phòng Cảnh sát giao thông TP Hà Nội và nhận biển kiểm soát 29B...
Sau đó Huỳnh đến ngân hàng để ký hợp đồng vay 945 triệu đồng với tài sản thế chấp là chiếc ô tô trên. Sau khi nhận giấy đăng ký xe ô tô, Huỳnh làm thủ thuật “đánh tráo” biển số xe làm giả từ trước để đưa cho nhân viên ngân hàng, còn bản thật bị cáo giữ lại rồi đưa cho Hảo.
Vẫn giả danh Mai Văn Đại, Hảo liên hệ với chị Cao Thị Mỹ D. (sinh năm 1995, nhân viên TPBank) hỏi về việc thế chấp xe ô tô để vay vốn ngân hàng.
Với thủ đoạn cũ, Hảo xuất trình các giấy tờ giả. Để không bị ngân hàng phát hiện, Hảo sửa chữa chữ E thành chữ F trong hàng chữ "số khung" xe trên phiếu xuất xưởng và hóa đơn giá trị gia tăng. Ngân hàng kiểm tra qua CIC không phát hiện ra chiếc xe ô tô Fuso Rosa nêu trên đã bị thế chấp vào ngân hàng khác nên đã giải ngân hơn 800 triệu đồng cho đối tượng.
Ngoài ra, Hảo đã cùng đồng bọn qua mặt các nhân viên Ngân hàng Đại chúng bằng việc thế chấp nhà để mua xe. Hảo và Nga thuê Lưu Văn Cường (sinh năm 1993, ở Thái Bình - nhân viên một tiệm cắt tóc) đứng tên trên hợp đồng thuê một căn chung cư với cái tên giả mạo Lưu Văn Tám, đồng thời hướng dẫn Cường cách thức tiếp xúc với nhân viên ngân hàng.
Sau khi làm giả giấy tờ và hoàn tất công việc chuẩn bị, Cường đến ngân hàng để hỏi vay vốn, tự xưng là trưởng phòng kinh doanh một công ty về xăng dầu, có nhu cầu mua xe ô tô Nissan Terra nên muốn vay 700 triệu đồng.
Trong thời gian chờ ngân hàng duyệt thủ tục vay tiền, Hảo gọi điện cho nhân viên ngân hàng này, đổi giọng nói và tự nhận là nhân viên công ty phân phối xe hơi để hỏi thủ tục giấy tờ, xác nhận thủ tục mua bán xe của khách hàng Lưu Văn Tám.
Sau khi thẩm định, ngân hàng giải ngân cho Cường vay 600 triệu đồng. Số tiền này đã được giải ngân vào... túi của Phạm Văn Hảo. Nhóm đối tượng tiếp tục dùng căn hộ trên để vay Ngân hàng SeABank số tiền 700 triệu đồng.
Theo autopro