+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Vì sao thuế gà của Đức lại dẫn đến sự bùng nổ của ngành công nghiệp ô tô Mỹ?

Cập nhật: 19:38 21/06/2024
Một số người thích hiệu ứng cánh bướm thường lấy hình ảnh "một con bướm vỗ cánh ở Brazil có thể gây ra lốc xoáy ở Texas" để nói về hiệu ứng này. Và ở một khía cạnh nào đó thì điều này cũng đúng với thực tế, khi mà mức thuế mà chính phủ Đức áp đặt đối với thịt gà vào đầu những năm 1960 đã dẫn đến sự phát triển thịnh vượng của ngành công nghiệp ô tô tại Mỹ trong nhiều thập kỷ.
 
Hoa Kỳ là một quốc gia cực kỳ giàu tài nguyên nông nghiệp. Ngay cả khi một lượng lớn đất nông nghiệp không hoạt động, nước này vẫn có thể dễ dàng sản xuất nhiều lương thực và thịt đến mức người Mỹ ăn không hết. Vào giữa thế kỷ 19, những người châu Âu đi du lịch đến châu Mỹ đã bị sốc khi thấy những người nông dân Mỹ cho gia súc của họ ăn vô số loại ngũ cốc. Trong khi đó, nhiều nơi ở châu Âu, người dân vẫn không đủ ăn. 
 
Tuy nhiên, vào thời điểm này, con người chưa phát minh ra công nghệ làm lạnh trên tàu và không có cách nào để vận chuyển các sản phẩm như thịt qua Đại Tây Dương. Sau này, vào đầu thế kỷ 20, công nghệ đông lạnh và bảo quản trên tàu dần phát triển, thịt bò, thịt gà được nuôi bằng ngũ cốc từ Mỹ tràn vào châu Âu qua đại dương, điều này đã khiến vô số nông dân châu Âu phá sản.
 
 
 
Ngay sau Thế chiến thứ hai, thịt gà đã từng là món xa xỉ trên bàn ăn của người Đức. Nhưng sau khi gà đông lạnh từ Mỹ vào Đức, giá gà nhanh chóng giảm xuống, khiến nó trở thành thực phẩm hàng ngày mà ai cũng có thể mua được. Nhìn chung, ở thời điểm này, nông sản châu Âu không có sức cạnh tranh trước nền sản xuất cơ giới hóa, nông sản chất lượng cao, giá thành rẻ cùa Mỹ.
 
Vởi vậy, nông dân châu Âu rất bất bình với điều này và yêu cầu chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của họ. Theo đó, Pháp đã đi đầu trong việc áp thuế bổ sung đối với thịt gà nhập khẩu từ Mỹ và Đức cũng làm điều tương tự nhằm giảm khả năng cạnh tranh của thịt gà từ Mỹ.
 
Năm 1962, Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) áp dụng thuế cao đối với gà nhập khẩu từ các nước ngoài, bao gồm cả Hoa Kỳ. Mục đích của biện pháp này là bảo vệ ngành nông nghiệp của EEC khỏi sự cạnh tranh và thúc đẩy sản xuất trong nước. Thuế gà này ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp gia cầm của Mỹ, khiến giá xuất khẩu gà sang châu Âu tăng cao.
 
Tất nhiên, người Mỹ cũng không ngồi yên để chịu tổn thất này. Họ đã dành cả năm trời để đàm phán với chính phủ Pháp và Đức nhưng vẫn không có kết quả khả quan. Vì vậy, phía Mỹ quyết định chọn một số sản phẩm châu Âu bán chạy ở Mỹ và áp đặt thuế quan bổ sung để trả đũa. Đối với Pháp, người Mỹ đã chọn áp thuế bổ sung đối với rượu mạnh. Vậy còn Đức, sản phẩm nào của Đức bán chạy nhất ở Mỹ? Câu trả lời chính là xe hơi.
 
Nói chính xác hơn thì đó là xe thương hiệu Volkswagen. Vào những năm 1960, mẫu xe Beetle do Volkswagen sản xuất là mẫu xe được ưa chuộng tại thị trường Mỹ. Việc sở hữu một chiếc Beetle trở thành một xu hướng vào thời điểm đó, có lẽ cũng giống như việc mọi người đổ xô mua một chiếc Tesla cách đây vài năm.
 
 
 
Trong khoảng thời gian này, Mỹ nhận thấy Volkswagen đang chuẩn bị tung ra phiên bản xe bán tải của mẫu xe Beetle. Theo đó, Tổng thống Mỹ Johnson đã ra lệnh áp thuế bổ sung 25% đối với tất cả xe bán tải nhập khẩu kể từ đó.
 
Nhưng tại sao lại là xe bán tài mà không phải các loại xe khác? Trên thực tế, Hoa Kỳ có lãnh thổ rộng lớn và dân cư thưa thớt, đặc biệt là ở các vùng nông thôn ở Trung Tây. Vì vậy, việc mua một chiếc xe bán tải mã lực cao, cứng cáp, bền bỉ, không chỉ có thể vượt núi, đèo mà còn có thể kéo người và hàng hóa là một lựa chọn rất thiết thực. Theo thời gian, xe bán tải ở một mức độ nhất định đã trở thành biểu tượng của tinh thần Mỹ và được rất nhiều người ưa chuộng.
 
Về lý thuyết, mức thuế này áp dụng cho tất cả xe bán tải nhập khẩu vào Mỹ chứ không chỉ riêng xe Đức. Nhưng mọi người đều biết rằng mức thuế này là để trả đũa thuế quan mà người Đức áp đặt đối với thịt gà Mỹ. Và có lẽ sợ người Đức không nhìn ra điều này nên người Mỹ đã gọi thuế đánh vào xe bán tải nhập khẩu là “thuế gà”.
 
Sau khi thuế gà được áp dụng, giá các loại xe bán tải nhập khẩu tăng lên đối với người tiêu dùng Mỹ. Điều này đã mang lại cho các nhà sản xuất ô tô Mỹ lợi thế trên thị trường vì họ không phải trả các mức thuế này, đồng thời khiến xe của họ có giá cả phải chăng hơn so với xe bán tải nhập khẩu. Kết quả là các hãng xe nước ngoài gặp khó khăn trong việc cạnh tranh ở thị trường Mỹ, đặc biệt là ở phân khúc xe bán tải.
 
Thuế gà cũng làm tăng chi phí sản xuất của các nhà sản xuất ô tô nước ngoài. Để tránh thuế quan, các nhà sản xuất ô tô nước ngoài đã phải sản xuất xe bán tải ở Mỹ, khiến chi phí sản xuất tăng cao. Điều này càng khiến các hãng xe nước ngoài gặp khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với các hãng xe Mỹ tại thị trường Mỹ.
 
Kết quả là thị trường xe bán tải ở Mỹ đã được thống trị bởi xe do Mỹ sản xuất.
 
Ngày nay, cuộc chiến thương mại thịt gà giữa Mỹ và châu Âu đã kết thúc từ lâu. Cả mức thuế bổ sung do chính phủ Đức áp đặt đối với thịt gà Mỹ và mức thuế bổ sung do chính phủ Hoa Kỳ áp đặt đối với rượu mạnh của Pháp đều đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, mức thuế 25% mà Mỹ áp đặt đối với xe bán tải nhập khẩu vẫn được giữ nguyên. 
 
Theo autopro
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng