+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google

Xe lắp ráp và nhập khẩu đua doanh số tại Việt Nam

Cập nhật: 07:55 24/09/2019
8 tháng 2019, lượng bán hàng xe lắp ráp giảm 14% trong khi xe nhập tăng 178% so với cùng kỳ năm ngoái. 
 
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, các hãng xe tại Việt Nam trong 8 tháng 2019 nhập tổng cộng 95.929 ôtô nguyên chiếc các loại, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ 2018. Trong đó, ôtô con là 71.054 chiếc, gấp gần 4 lần, giá trị gần 158,2 triệu USD. Riêng trong tháng 8/2019, lượng xe nhập khẩu giảm 18,9% nhưng xe con chỉ giảm nhẹ 1,9%.
 
 
Indonesia và Thái Lan tiếp tục là hai quốc gia xuất khẩu xe hơi nhiều nhất vào Việt Nam, duy trì mức trên 80% tính từ đầu 2019 đến nay. Việc đổ bộ của xe hơi từ hai quốc gia Đông Nam Á là điều gần như tất yếu khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN đưa mức thuế nhập khẩu về 0% từ 2018. Các hãng xe vì thế đẩy mạnh các sản phẩm nhập khẩu để tận dụng ưu đãi thuế. 
 
Số lượng tăng mạnh từ nửa sau 2018 đến nay giúp xe nhập khẩu cạnh tranh sòng phẳng hơn với xe lắp ráp trong nước. Theo số liệu bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), 8 tháng đầu 2019, xe nhập tăng 178% về lượng bán ra, đạt 82.823 xe.
 
Trái ngược với mức tăng của xe nhập khẩu những tháng qua, xe lắp ráp trong nước giảm 14% về lượng tiêu thụ. Cụ thể, tính đến hết tháng 8, sản lượng xe lắp ráp đạt 119.744 xe.
 
Với nguồn hàng ổn định hơn, các sản phẩm bán chạy hàng đầu phần lớn là cỡ nhỏ, xe lắp ráp trong nước vẫn ở thế cửa trên so với xe nhập khẩu nhưng không còn khoảng cách lớn. Thời điểm 8 tháng đầu 2018, ôtô lắp ráp bán nhiều hơn 110.020 xe so với ôtô nhập khẩu, nhưng sang 2019, khoảng cách chỉ còn 36.921 xe. 
 
 
Với những chính sách, dự thảo gần đây ủng hộ sản xuất trong nước, lắp ráp ôtô tại Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu tích cực trở lại. Nhiều hãng điều chỉnh định hướng kinh doanh để phù hợp hơn với thực tế thị trường. 
 
Mitsubishi Xpander, mẫu xe hiện bán chạy nhất phân khúc MPV sau gần hai năm nhập khẩu, sẽ có bản lắp ráp từ tháng 5/2020. Toyota chuyển sang nhập khẩu Camry khi nhu cầu không còn lớn ở phân khúc sedan hạng D nhưng ngược lại, lắp ráp các bản Fortuner tiêu thụ tốt. Honda hiện có thông tin cân nhắc lắp ráp CR-V, mẫu crossover hạng C thay Mazda CX-5 bán chạy nhất phân khúc.
 
 
 
Mitsubishi Xpander tại Việt Nam. Ảnh: Đức Huy
 
Các chuyên gia trong ngành dự đoán, sang 2020, cán cân nghiêng về phía nhập khẩu hay lắp ráp sẽ rõ ràng hơn đối với các hãng. Những sản phẩm bán chạy, đóng vai trò lớn trong cục diện cạnh tranh doanh số nhiều khả năng ưu tiên lắp ráp để nguồn hàng chủ động, xa hơn là đón đầu các chính sách khuyến khích xe sản xuất nội địa. Ở chiều ngược lại, các sản phẩm không còn sức hút lớn với người tiêu dùng chuyển sang nhập khẩu để tận dụng nguồn lực, dây chuyền cho xe lắp ráp. 
 
Theo VnExpress
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin đã lưu
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên truy cập
Email
Gửi Đóng