Dưới đây là 12 trường hợp tài xế phải giảm tốc độ để đảm bảo an toàn như gặp biển cảnh báo, chuyển hướng, qua cầu, đến gần xe buýt hoặc gặp trời mưa.
Khi gặp trời mưa, tài xế nên chủ động giảm tốc độ.
Theo tin tức pháp luật, tại Điều 5 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ GTVT quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông. Trong đó, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ hơn tốc độ tối đa cho phép trong 12 trường hợp dưới đây.
12 trường hợp tài xế phải giảm tốc độ
Lưu ý: Đối với lỗi không giảm tốc độ, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Mức phạt với lỗi vượt quá tốc độ đối với ô tô, xe máy năm 2020
Bên cạnh các hành vi như vượt đèn vàng, đèn đỏ, sử dụng rượu bia, Nghị định 100 còn tăng nặng mức phạt đối với hành vi đặc biệt nguy hiểm như chạy quá tốc độ quy định, sử dụng các chất kích thích. Theo đó, mức phạt đối với hành vi chạy quá tốc độ đối với ô tô, xe máy được tăng nặng từ năm 2020. Cụ thể:
Người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX. Đối với ô tô, người điều khiển phương tiện có thể bị tước GPLX từ 1 - 4 tháng. Đối với xe máy, người vi phạm có thể bị tước quyền GPLX từ 2 - 4 tháng.
Theo oto