Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày, nếu nộp phạt muộn người vi phạm còn bị xử phạt thêm và từ chối đăng kiểm.
Theo điều 78, Luật Xử lý vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Như vậy, thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày, sau thời hạn này được tính là quá thời hạn nộp phạt.
Hiện nay, người nộp phạt có thể nộp phạt qua các kênh khác nhau:
- Từ ngày 1/7/2020 người dân có thể nộp vi phạm giao thông trực tuyến bằng cách truy cập cổng Dịch vụ công quốc gia dichvucong.gov.vn; Thời hạn cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính; ngày, tháng, năm vi phạm; họ và tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt. Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai.
Trong thời gian 7 ngày, quyết định xử phạt vi phạm giao thông sẽ được cập nhật.
- Hoặc người dân có thể nộp phạt tại chỗ cho Cảnh sát giao thông:
Theo tin tức pháp luật xe hơi, Nghị định 166/2013/NĐ-CP, cơ quan chức năng có thể thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản;
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Các biện phạt xử phạt đối với lỗi chậm nộp phạt
Ngoài các biện pháp cưỡng chế, người vi phạm còn bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung. Cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Số tiền nộp phạt = Số tiền phạt chưa nộp + (Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)
Ô tô không được đăng kiểm
Khi các cơ quan gửi cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định hoặc có văn bản cho các cơ quan Đăng kiểm thì các đơn vị đăng kiểm sẽ không kiểm định cho các loại xe này.
Ô tô có thể bị từ chối đăng kiểm nếu không nộp phạt.
Vì vậy, nếu xe ô tô đã có cảnh báo trên chương trình đăng kiểm thì sẽ không được kiểm định. Mức phạt với lỗi quá hạn đăng kiểm đã tăng lên 16 triệu đồng từ năm 2020.
Cũng theo Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định: "Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này".
Nếu lỗi vi phạm chỉ bị phạt tiền và thu Giấy phép lái xe, trong nhiều trường hợp người vi phạm bỏ luôn Giấy phép lái xe và không nộp phạt. Tuy nhiên, hành vi này chắc chắn không "qua mắt" được cơ quan chức năng và còn bị xử phạt vì hành vi gian dối để được đổi, cấp lại, cấp mới Giấy phép lái xe theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT.
Theo oto